Tự chế trò chơi trong nhà cho trẻ đang được nhiều bố mẹ quan tâm và áp dụng. Những hoạt động vui chơi tại nhà không chỉ an toàn mà còn rất bổ ích cho trí tuệ của con. Con sẽ được vừa học vừa chơi và có khả năng phát triển trí tưởng tượng cũng như sáng tạo. Theo dõi cách làm và cách chơi một số trò cực kì đơn giản cho các bé ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học ngay tại bài viết dưới đây.

1. Trò chơi đưa bóng lọt qua lỗ
Hướng dẫn cách làm
Chuẩn bị: 1 thùng bìa cát tông và những trái bóng tròn nhỏ.
Thực hiện:
-
Loại bỏ một mặt của chiếc thùng cát tông. Để lại mặt xung quanh và phần đáy. Có thể sử dụng giấy màu và vẽ các hình thù vui nhộn lên chiếc thùng để tăng độ hứng thú cho con.
-
Tại phần đáy của thùng, mẹ đục, khoét thành các lỗ tròn khác nhau tại các vị trí khác nhau. Lưu ý, kích thước lỗ tròn phải vừa bằng quả bóng.
Hướng dẫn chơi
Hãy cho tất cả số bóng vào chiếc thùng. Nhiệm vụ của con là cầm chiếc thùng lên và lắc nhẹ sao cho những trái bóng rơi đúng vào lỗ mà mẹ đã khoét. Con sẽ vui hơn và thích thú hơn khi được chơi cùng với các bạn hoặc với những người trong gia đình.
2. Trò chơi cái cây tính toán
Hướng dẫn cách làm
Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, bút màu, bút viết
Thực hiện:
-
Mẹ vẽ hình một cái cây to (bao gồn cả tán lad và thân cây) ra giấy bìa cứng. Sau đó tạo thành những vòng xoáy ở tán cây bằng bút màu. Ở mỗi vóng xoáy, mẹ có thể dán lên mỗi pép tính cộng hay trừ khác nhau.
-
Tiếp theo, lấy một tầm bìa khác cắt thành những hình tròn (có thể hình khác tùy thích) bằng nhau. Ở mỗi hình tròn chính là kết quả của phép tính có ở trên tán cây mà mẹ đã dán.
Hướng dẫn chơi
Nhiệm vụ của con là quan sát và thực hiện các phép tính có ở trên tán cây. Sau đó là sắp xếp kết quả đúng (ở những tấm bìa hình tròn) vào vị trí của mỗi phép tính ở trên tán cây. Mỗi phép tính chỉ có 1 kết quả đúng duy nhất.
Lưu ý: Trò chơi này chỉ phù hợp với những đứa bé đang ở độ tuổi học các phép tính cộng, trừ.

3. Trò chơi ghép chữ bằng cách ghép đĩa
Hướng dẫn cách làm
Chuẩn bị: Khoảng 10 chiếc đĩa bằng giấy va những cây bút màu khác nhau.
Thực hiện:
-
Mỗi chiếc đĩa mẹ cắt ra thành 2 phần. Có thể cắt thành đường thẳng hay những đường zíc zắc để tạo sự thích thú cho con).
-
Tại mỗi nửa của chiếc đĩa, hãy viết chữ in hoa lên 1 nửa và nửa con lại viết chữ in thường. Lưu ý, 2 nửa của chiếc đĩa phải là 2 chữ cái giống nhau, chỉ khác một điều là in hoa và in thường. Mục đích là để khi con ghép lại, chúng sẽ kết hợp thành 1 chiếc đĩa hoàn chỉnh.
Hướng dẫn chơi
Mẹ tung và đảo lộn xộn những mảnh đĩa ra sàn. Nhiệm vụ của con là sẽ tìm ra những nửa đĩa có chữ cái giống nhau. Sau đó ghép lại để tạo thành một chiếc đĩa hoàn chỉnh, khớp nhau.
4. Trò chơi nhận diện các hình khối
Hướng dẫn cách làm
Chuẩn bị: 1 miếng bìa cát tông và giấy có màu sắc khác nhau.
Thực hiện:
-
Mẹ hướng dẫn con vẽ các hình khối khác nhau lên miếng bìa cát tông. Như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác…
-
Mẹ giúp con cắt những hình khối vừa vẽ ở mảnh bìa cát tông.
-
Tiếp theo, tại các tờ giấy màu, mẹ cũng cắt thành các loại hình khối khác nhau với kích thước vừa đủ. Nhỏ cũng được.
Hướng dẫn chơi

Nhiệm vụ của con là phải lựa chọn các hình khối ở giấy màu sao cho tương thích với hình khối ở miếng bìa cát tông. Tiếp theo, đặt đúng các hình lại với nhau. Hoạt động vui chơi này giúp con có thể phân loại hình khối cùng một loại về chung với nhau.
Việc cho bé học tập qua những trò chơi tại nhà là cách để giúp con ôn tập và phát triển khả năng tư duy. Bố mẹ có thể dành một chút thời gian của mình để vừa học vừa chơi cùng với con bằng cách áp dụng những trò chơi ở bài viết trên. Ngoài ra, có thể tham khảo những trò chơi khác hoặc tự nghĩ ra để có thể thay đổi giúp con không bị nhàm chán.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi