Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vài năm trở lại đây dần được khôi phục sau một thời gian khá dài tưởng chừng bị lãng quên. Hiện nay ngày càng có nhiều trường mầm non dạy cho các bé chơi các trò chơi dân gian. Điều thú vị đáng ngạc nhiên là hầu như mọi bé đều rất hứng khởi, đều tìm được niềm vui lớn từ các trò chơi giản dị.

Xây dựng trò chơi dân gian cho trẻ đơn giản mẹ có thể thực hiện
Không chỉ ở trường học, phụ huynh cũng có thể hướng dẫn và cùng con chơi tại nhà các trò chơi dân gian phù hợp vào những ngày nghỉ hay những lúc rảnh rỗi. Các trò chơi khá phổ biến mẹ có thể tham khảo như dưới đây.
>>Xem thêm: Rèn Luyện Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 7 Tuổi Phát Triển
1. Trò chơi dân gian cho trẻ bằng con vật lạ và rất lý thú
Trong các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, trò chơi cáo và thỏ thường phổ biến ở trường hơn. Ở trò chơi này, sẽ cần đến 3 người, trong đó 1 người đóng vai cáo, một người đóng vai thỏ và một người đóng vai chuồng thỏ.
Mẹ có thể chọn một góc tường trong nhà là nhà/ chỗ của cáo, phía đối diện là chuồng thỏ và khoảng rộng ở giữa là rừng cây, sân cỏ. Chỗ của cáo là ở phía góc tường đã chọn cho cáo. Chỗ chuồng thỏ sẽ là vị trí mẹ chọn đối diện cáo. Sau lưng mẹ là chỗ của thỏ sẽ núp sau lưng mẹ.
Cách chơi cùng bé:
-
Khi mẹ yêu cầu “đi chơi/ đi ăn cỏ thôi nào” thì bé sẽ ra phía trước mẹ là khoảng sân hay rừng đã quy định để chơi hoặc ăn cỏ. Khi đi ăn cỏ, thỏ và mẹ cùng hô “ăn cỏ, ăn cỏ” hoặc “thỏ đi chơi, thỏ đi chơi”,…
-
Lúc này, cáo gầm gừ rồi nhảy ra đuổi bắt thỏ. Thỏ sẽ chạy nhanh về núp sau lưng mẹ để khỏi bị bắt.
-
Nếu bị bắt thì bé thỏ sẽ đổi vai. Hoặc, khi con thích đổi vai thì ba mẹ sẽ đổi cho bé.
2. Cua gắp – Trò chơi dân gian truyền thống cần sự nhanh nhạy
Trò chơi Cua gắp chắc chắn đều mang lại những phút giây thư giãn vô cùng thú vị cho bé. Trò chơi này là một trong những cách tuyệt vời để giúp con cải thiện sự nóng nảy, giúp con kiểm soát được cảm xúc tốt hơn, cũng như rèn cho con sự từ tốn.
Chơi cùng bé:
-
Mẹ chuẩn bị một ít sỏi. Có thể chọn sỏi to, nhỏ hoặc các kích cỡ đều được. Mẹ chia cho bé và người chơi khác nếu có mỗi phần bằng nhau. Tuy nhiên, nếu không thích chia, thì chúng ta cũng không cần chia, để chung cũng được.
-
Nếu chia sỏi, khi chơi mỗi người chơi bỏ ra 3-5 viên sỏi. Oẳn tù tì, ai thắng người đó sẽ là người chơi đầu tiên. Rải hoặc thảy sỏi lên bàn, người chơi sẽ nắm 2 tay lại với nhau và dùng 2 ngón trỏ như hai chiếc đũa để gắp sỏi.
-
Nếu không chia sỏi thì chỉ cần để sỏi lên bàn, oẳn tù tì và người thắng sẽ là người gắp sỏi trước. Nếu khi gắp làm rơi sỏi thì thua nhường lượt chơi cho người kế tiếp. Cuối cùng, ai gắp được nhiều nhất thì người đó thắng.

3. Chim bay cò bay trò chơi dân gian cho trẻ vận động và nhanh nhạy
Nội dung của trò chơi Chim bay cò bay cũng vô cùng đơn giản, thể hiện tính chất của những vật có thể bay, kèm theo hoạt động nhảy lên tượng trưng cho hoạt động bay của vật được nhắc đến.
Hướng dẫn bé chơi bằng cách mẹ cùng bé ôn lại các vật bay được và không bay được, cụ thể như:
- Vật bay được như chim bay (và các loại chim như én bay, bồ câu bay, chim cút bay,), côn trùng bay ( ong bay, bướm bay, mối bay,…), máy bay bay, phi cơ bay, trực thăng bay, diều bay,…
- Vật không bay được: bàn, ghế, tủ, giường, quần áo, giày dép, lá cây,…
>>Xem thêm: Trò Chơi Tập Thể Cho Trẻ Mầm Non Hot Nhất Hiện Nay
Cách chơi vô cùng đơn giản như sau:
-
Mẹ làm người quản trò còn bé là người chơi : Mẹ chọn 3 vật bay được như chim bay, cò,… hô to kết hợp nhảy lên cho bé nhảy theo. Mẹ tiếp tục chọn vật bay được như bướm, dơi bay, nhưng không nhảy để “đánh lừa bé”. Nếu bé vẫn làm đúng, mẹ có thể xen kẽ vật không bay được. Nếu bé nhảy lên theo thì bé thua và phạt.
-
Hình thức phạt hài hước : Mẹ có thể yêu cầu bé hát múa những bài hát quen thuộc như Chú ếch con, Bà ơi bà cháu yêu bà lắm, Cháu đi mẫu giáo,…hoặc những bài hát mà con thích hát thích múa.
-
Đổi vai : Sau khi thực hiện phạt như yêu cầu, mẹ đổi vai cho bé làm quản trò còn mẹ là người chơi để bé có cơ hội thử tài quản trò với trò chơi lý thú.
Kết Luận
Đến đây, có lẽ hầu hết chúng ta đều thấy rất rõ giá trị của các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. Với những trò chơi này sẽ khôi phục, khuyến khích trẻ chơi và khích lệ phụ huynh hãy chơi cùng trẻ khi con ở nhà chứ không chỉ chơi ở trường học. Chúc các mẹ thành công và có những phút giây vui vẻ cùng các con!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi