Trẻ hay khóc đêm là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình đang trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Trẻ quấy khóc thường xuyên vào buổi đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bố mẹ. Gây ra tình trạng mệt mỏi cho cả hai. Hơn thế nữa, nếu tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý trong cơ thể con mà bố mẹ cần cảnh giác. Vậy nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục như thế nào, mời bố mẹ tham khảo qua bài viết dưới đây
Nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên khóc đêm

>>Xem Thêm: 03 Địa Chỉ Khám Tổng Quát Cho Bé Ở TPHCM
Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, do đó bất kỳ các tác động từ bên ngoài nào cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Các nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ thường xuyên khóc đêm là:
Tác nhân dị ứng: Mùi thuốc lá, nước hoa, phấn rôm… cũng có thể khiến mũi bé khó chịu và ngứa ngáy. Khi việc này xảy ra vào ban đêm, sẽ khiến trẻ giật mình, quấy khóc
Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: Nếu trẻ bị đầy hơi, chứng bụng, khó tiêu.. thì đó có thể là nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo có thể trẻ đang mắc phải một số bệnh như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày ruột….
Trẻ khóc đêm do tè dầm: Khi bố mẹ đóng bỉm cho trẻ qua đêm, bỉm có thể bị đầy, bẩn khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Do đó khi con khóc chính là cách để thông báo cho bố mẹ biết. Mẹ chỉ cần thay bỉm cho bé và nhẹ nhàng ru bé ngủ tiếp.
Trẻ bị căng thẳng thần kinh: Hệ thần kinh còn chưa phát triển hoàn thiện khiến cho trẻ rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Chỉ một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến bé giật mình và quấy khóc.
Trẻ khóc đêm do thiếu canxi: Với những dấu hiệu như chậm mọc răng, rụng tóc… có thể trẻ đang bị thiếu canxi. Bện cạnh đó thiếu canxi cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ
Trẻ mọc răng: Khi trẻ mọc răng, cơn đau nướu sẽ làm trẻ ngủ không ngon và quấy khóc. Ngoài ra mọc răng cũng khiến con khó chịu, lười ăn uống, bỏ bú.
Hệ quả khi trẻ hay khóc đêm
Trẻ hay khóc đêm, ngủ không đủ giấc trong thời gian dài có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ. Cụ thể như sau
Trẻ khóc đêm nhiều dẫn đến tình trạng não bộ yếu dần, nhận thức trở lên chậm chạp
Khi khôn ngủ đủ giấc, trẻ dễ ốm và phát sinh ra những vấn đề sức khỏe không mong muốn
Việc trẻ khóc rất nhiều dễ dẫn đến tình trạng đường hô hấp bị ức chế, ngưng thở. Có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về đường hô hấp khác.
Ngoài ra khi trẻ quấy khóc về đêm nhiều, ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tinh thần của bố mẹ, người chăm sóc. Đặc biệt khi phải dậy dỗ dành con lúc nữa đêm, mẹ hay bố rất dễ bị stress, mất sữa từ đó sức khỏe và quá trình chăm sóc con cũng không được đảm bảo.
Cách khắc phục trẻ hay quấy khóc đêm
Cho trẻ bú: kki trẻ khóc giữa đêm, có thể trẻ đang bị đói. Mẹ hãy chuẩn bị một bình sữa ấm hoặc cho con bú sữa mẹ.
Cho con đồ chơi: hãy sử dụng đồ chơi như là công cụ để con mau nín. Hay cho con những đồ chơi quen thuộc, yêu thích để con cảm thấy an tâm hơn.
Kiểm tra bỉm tả thường xuyên: bố mẹ nên kiểm tra bĩm tã của con thường xuyên xem con đi vệ sinh đã đầy chưa. Giữ cơ thể con luôn được khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ, từ đó con sẽ ít quấy khóc hơn

Bổ xung canxi cho trẻ: Trẻ đủ canxi trong cơ thể sẽ làm hoạt động trao đổi chất thuận lợi. Không còn gặp tình trạng giật mình, ngủ không sâu giấc nữa.
Kết luận
Khi trẻ hay quấy khóc về đêm, bố mẹ cũng đừng lên quá lo lắng. Hãy tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời. Trong trường hợp trẻ quấy khóc kèm theo những dấu hiệu bất thường thì bố mẹ nên cho con đi viện để khám và điều trị một cách kịp thời. Hãy dành nhiều thời gian bên trẻ để hiểu trẻ đang cần gì, cảm thấy như thế nào. Để có biện pháp hợp lý giúp đỡ bé
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi