Trẻ Bị Tăng Động: Dấu Hiệu Và Lời Khuyên Dành Cho Bố Mẹ

Trẻ con thường hay hiếu động ngich ngợm, khó mà có thể ngồi yên. Nhưng nếu hiếu động vượt quá mức kiểm soát thì rất có thể, đó là dấu hiệu của hội chứng tăng động. Có nhiều bé hoạt động liên tục, không tập trung chú ý dù là học hay chơi. Bố mẹ nghĩ đó là bình thường rồi qua qua cơ hội để phát hiện và điều trị sớm cho bé. Dẫn tới việc học hành giảm sút, hành vi, tính cách bốc đồng, kho dạy bảo… Vậy trẻ bị tăng động có những dấu hiệu nào và bố mẹ cần phải làm gì khi con mình bị tăng động. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Trẻ bị tăng động là như thế nào?

Trẻ bị tăng động khó kiểm soát hành động của bản thân, phấn khích quá mức, không thể ngồi yên một chỗ.
Trẻ bị tăng động khó kiểm soát hành động của bản thân, phấn khích quá mức, không thể ngồi yên một chỗ.

Trẻ tăng động bao gồm các rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh. Độ tuổi thường gặp là từ 3 – 11 tuổi. Đặc trưng bởi những hành vi như khó kiểm soát hành động của bản thân, giảm sự chú ý, mất tập trung. Trẻ thường xuyên phấn khích quá mức, không thể ngồi yên một chỗ.

>>Xem Thêm:Dạy Con Kỹ Năng Tự Kiểm Soát Bản Thân Như Thế Nào?

Dấu hiệu điển hình của trẻ bị tăng động

Hiếu động quá mức

Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất thông qua sự quan sát của bố mẹ.

Trẻ hoạt động tay chân liên tục, không nghỉ ngơi nhưng không biết mệt. Trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu khi không được vận động. Nếu bắt ngồi yên thì trẻ cũng không ngừng cựa quậy, làm ồn, ảnh hưởng tới người xung quanh.

Không thể tập trung

Khó tập trung trong thời gian dài, thường bỏ lỡ các chi tiết, dẫn đến không hoàn thành việc gì trọn vẹn.

Không chú tâm lắng nghe người khác nói, dễ bị phân tâm bởi 1 điều gì đó xảy ra xung quanh, hay quên, làm mất đồ dùng cá nhân.

Biểu hiện qua hành vi, suy nghĩ tiêu cực

Dễ cáu giận, nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc của mình. Dẫn đến việc hay đánh bạn và những người xung quanh khi bị quá khích.

Nói quá nhiều, trả lời trước khi nghe hết câu hỏi. Xen ngang, ngắt lời câu chuyện của người khác hoặc phá đám bạn bè.

Lời khuyên cho mẹ khi trẻ bị tăng động

Bố mẹ nên tác động tới trẻ bằng việc sử dụng lời nói, hành động, cử chỉ,… tác động tới trẻ để điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực hơn. Bên cạnh đó cần rèn luyện cho trẻ một thói quen ăn uống khoa học để đạt hiệu quả. Tuy nhiên đòi hỏi các bậc phụ huynh phải kiên trì lâu dài, can thiệp đúng lúc.

Thưởng phạt đúng lúc, rõ ràng

Khi trẻ hoàn thành công việc tốt, bố mẹ nên dành những lời khen ngợi, tặng thưởng bằng những món quà mà bé yêu thích. Điều này giúp trẻ có thêm động lực để cố gắng làm nhiều đúng đắn hơn. Nhưng không vì bé đã là tốt mà vô tình bố mẹ nuông chiều bé hơn. Khi trẻ làm sai hoặc chưa tốt, phụ huỵnh nên góp ý nhẹ nhàng, kịp thời. Bố mẹ có thể đưa ra những hình phạt thích đáng để trẻ hiểu rằng mình đã làm sai, từ đó tự sửa chữa lỗi lầm của mình. Đặc biệt tránh dùng đòn roi, vì điều này kích thích tính cáu giận trong trẻ.

Thiết lập thời gian biểu khoa học cho trẻ

Lập kế hoạch cụ thể các công việc hàng ngày cho trẻ từ sáng tới tối. Quy định thời gian thức dậy, ăn sáng, đánh răng, đi học… phù hợp với bé. Ngoài ra, còn quy định thời gian thư giãn cho trẻ bằng việc cho chơi những trò chơi lành mạnh, nhẹ nhàng. Những quy định này giúp trẻ cải thiện thói quen, hình thành cho trẻ nếp sống tốt đẹp.

Dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với con mỗi ngày

 

Dành thời gian để lắng nghe, thấu hiểu trẻ, tạo không khí vui tươi, giúp trẻ tin tưởng và cảm nhận được tình cảm của gia đình.
Dành thời gian để lắng nghe, thấu hiểu trẻ, tạo không khí vui tươi, giúp trẻ tin tưởng và cảm nhận được tình cảm của gia đình.

Bố mẹ có thể chia sẻ những khó khăn mà con đang gặp phải. Dành thời gian để lắng nghe, thấu hiểu trẻ, tạo không khí vui tươi. Điều đó giúp trẻ  tin tưởng và cảm nhận được tình cảm của gia đình. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể dẫn dắt con chơi những trò chơi mang tính đồng đội cao. Việc này giúp trẻ hoà nhập, thân thiện với những người xung quanh hơn.

>>Xem Thêm: Những Kỹ Năng Sống Cho Trẻ, Bố Mẹ Đừng Bỏ Qua

Chế độ ăn uống phù hợp

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng khi trẻ bị tăng động cũng cần được xem xét kỹ lưỡng.

  • Hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn quá nhiều đường, chất phụ gia. Bời đường cung cấp nhiều năng lượng khiến trẻ lúc nào cũng có nhu cầu vận động.

  • Tăng cường rau xanh, hoa quả trong các bữa ăn. Tuy nhiên, do nhiều trẻ không thích ăn rau nên mẹ có thể chế biến nhiều món khác nhau giúp trẻ có hứng thú với món ăn hơn.

  • Bổ sung omega 3 bằng các thực phẩm như cá hồi, hạt điều, hạt óc chó …

Để điều trị trẻ bị tăng đông, điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh cần quyết tâm và kiên trì lâu dài. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, từ đó lựa chọn được giải pháp tốt nhất cho con yêu của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *