Trầm cảm vốn là một bệnh thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ với tinh thần nhạy cảm nên khả năng mắc bệnh này cũng không phải ngoại lại. Nó để lại những hệ lụy đáng kể cho chính bản thân trẻ và gia đình. Vậy mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để nhận thức rõ hơn về bệnh trầm cảm ở trẻ em nhé!
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở trẻ em

Chúng ta thường thấy trẻ nhỏ rất vô tư, luôn hồn nhiên nô đùa, hiếu động. Tuy nhiên, đằng sau đó là những dấu hiệu âm thầm của bệnh trầm cảm mà trẻ đang trải qua. Trẻ từ 1 – 6 tuổi mắc bệnh phần lớn là do di truyền. Trẻ 6 – 12 tuổi mắc bệnh thường do áp lực học hành, cuộc sống… Vì vậy, cha mẹ cần nắm vững để phát hiện sớm như sau:
Rối loạn giấc ngủ, hay khóc, giật mình
Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng giúp phát triển cơ thể và nâng cao hệ thống miễn dịch. Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu rối loạn trên 2 tuần thì mẹ cần nghĩ ngay tới bệnh trầm cảm.
Trẻ phát triển chậm về nhận thức
Trẻ nhỏ đến 2 tuổi thường đã thành thạo khả năng đi đứng, nói cười. Tuy nhiên, nếu bé đã 3 – 4 tuổi mà những chức năng này vẫn chưa thành thạo thì trẻ có nguy cơ mắc trầm cảm rất cao.
Thay đổi thói quen bú mẹ, ăn uống cũng là một dấu hiệu của trầm cảm ở trẻ em
Thói quen bú mẹ với bé dưới 2 tuổi và ăn uống với bé trên 2 tuổi bị đảo lộn. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh.
Trẻ không tập trung và trí nhớ
Giai đoạn 0 – 6 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ phát huy trí tuệ của mình. Trẻ rất tò mò, khám phá, học hỏi và sáng tạo. Nhưng nếu bé có biểu hiện như dễ mất tập trung, hay quên, lơ đễnh mọi việc thì mẹ cũng nên xem xét lại.
Xuất hiện những bất thường về tâm lý
Trẻ nhỏ thường gắn liền với tiếng cười, niềm vui. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên âu sầu, lo lắng, tiêu cực. Thậm chí cáu gắt, quấy khóc, nhút nhát, sợ sệt… Điều này có thể ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều.
Trẻ có xu hướng thu mình, ít tiếp xúc với mọi người
Những trẻ cố gắng che giấu vấn đề mình mắc phải. Lâu dần nó sẽ tạo sự cô lập, không muốn chia sẻ, giao thiệp cùng ai. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ sau này.
>> Xem thêm: Giúp Mẹ Biết Thêm Cách Dạy Con Cách Chi Tiêu Hợp Lý Và Tiết Kiệm
Nguyên nhân của bệnh trầm cảm ở trẻ em
Một số nguyên nhân của bệnh có thể kể đến như:
-
Do di truyền: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, có đến 40% trẻ trầm cảm liên quan đến ADN.
-
Do nhân tố môi trường sống: Trẻ nhỏ học hỏi rất nhanh nên rất dễ trở thành bản sao của người khác. Nếu những người xung quanh thân cận cũng mắc bệnh. Trẻ sẽ thấy hành vi của họ thường xuyên và cũng coi đó là điều bình thường. Từ đó hình thầnh nên hành vi của bệnh…
-
Do chấn thương tâm lý: Có thể kể đến như việc trẻ bị mất đi bạn bè, người thân, bị bạo lực gia đình hay học đường, bị lạm dụng tình dục hay chỉ một chút thất bại trong học tập. Điều này cũng có thể khiến trẻ khép mình, sợ hãi, không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Định hướng tâm lý tiêu cực và dẫn đến trầm cảm.
Nguy cơ từ bệnh trầm cảm ở trẻ em
Việc trẻ bị trầm cảm mà không được điều trị kịp thời có thể sẽ gặp những vấn đề như:
-
Có suy nghĩ tiêu cực hoặc hành vi gây hại cho bản thân.
-
Tăng nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm lên mức độ nguy hiểm hơn.
-
Mắc các hội chứng rối loạn cảm xúc khác.
-
Trong đó, nghiêm trọng nhất chính là tự tử. Bởi trẻ không chỉ nghĩ đến cái chết, mà còn cố gắng làm việc đó.
>> Xem thêm: Cách Dạy Trẻ Lớp 1 Tiếp Thu Nhanh Cha Mẹ Cần Biết
Một số phương pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em

Các phương pháp trị liệu được áp dụng ở trẻ bao gồm:
-
Liệu pháp hành vi nhận thức: Trẻ sẽ được nhà trị liệu trò chuyện về cảm xúc và những trải nghiệm của trẻ. Sau đó, nhà trị liệu sẽ phân tích và đưa ra các cách thay đổi. Và điều chỉnh để trẻ suy nghĩ và cách sống tích cực hơn.
-
Liệu pháp tương tác cá nhân: Bác sĩ trị liệu sẽ tập trung vào các mối quan hệ của trẻ với gia đình, bạn bè. Từ đó khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động mà trẻ từng yêu thích.
-
Thuốc đặc trị: Các loại thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin như Zoloft hay Prozac thường được áp dụng. Tuy nhiên, cũng có những lo lắng liên quan đến việc các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tự tử ở trẻ. Thực tế, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã cảnh báo về điều này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại cho rằng người dùng thuốc có thể nghĩ đến việc tự tử nhưng không thực sự hành động. Vậy nên, lợi ích lớn hơn nhiều so với nguy cơ.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh trầm cảm ở trẻ em. Cha mẹ hãy luôn chú ý để con yêu phát triển khỏe mạnh nhất nhé!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi