Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em là tình trạng sang chấn về mặt tâm lý trong quá trình sinh trưởng. Vì thế, trẻ có những phản ứng bất ổn về hành vi, giao tiếp, ngôn ngữ, tâm lý,… Tình trạng này có thể kéo theo những khó khăn về thần kinh hoặc thể chất. Các sang chấn này do những tác động bên ngoài gây nên, và có thể phòng ngừa hay can thiệp bằng những phương pháp phù hợp. Để hiểu thêm về rối nhiễu tâm lý ở trẻ, bố mẹ hã theo dõi bài viết dưới đây.

Những yếu tố gây rối nhiễu tâm lý ở trẻ em
Trẻ sau khi sinh còn rất non yếu về thể chất và tâm thần. Vì thế sẽ gặp phải những nguy cơ về thể chất và tinh thần. Rối nhiễu tâm lý được xem là nguyên nhân gây nên những khó khăn cho tiến trình phát triển của trẻ. Những yếu tố có nguy cơ gây ra cho bé tình trạng này là:
-
Bản thân: Do thể chất yếu đuối, có các bệnh mãn tính hoặc có những hạn chế về khả năng trí tuệ…
-
Gia đình: Gặp phải các sang chấn tâm lý như bố mẹ chia tay, phải xa bố mẹ một thời gian dài, người thân mất…
-
Xã hội: Môi trường sống không thuận lợi, không ổn định, nghèo khổ…
Những yếu tố trên thường đan xen với nhau. Có khi trẻ phải gặp cả 3 yếu tố đó thì khả năng rối nhiễu càng dễ dàng xảy ra. Tuy nhiên, không thể kết luận được rằng, tất cả những đứa trẻ sinh ra và lớn lên khi gặp phải các yêu tố trên đều sẽ gặp tình trạng rối nhiễu. Hơn nữa, với trẻ nhỏ, chúng ta không nên nói trước về những yếu tố không thích ứng mà trẻ có thể sẽ gặp phải.
>> Xem thêm: Rối Loạn Tâm Lý Ở Trẻ Và Những Điều Cha Mẹ Cần Lưu Tâm
Những rối nhiễu tâm lý ở trẻ em
Nhóm 1: Những khó khăn trong học tập
-
Vụng viết, vụng đọc.
-
Khả năng tập trung chú ý giảm đi hoặc có thể kém hẳn.
-
Không có hứng thú trong học tập, chán học, không tuân thủ các nội quy học tập của trường lớp…
-
Kết quả học tập giảm sút mốt cách bất thường.
-
Học khôn kiểu, không nhớ bài.
Nhóm 2: Rối nhiễu ngôn ngữ
-
Nói lắp, nói ngọng.
-
Nói khó khăn, không rõ lời, thường sẽ nói thầm hay nói quá nhỏ.
-
Chậm nói so với độ tuổi.
-
Nói ngược (có nghĩa là đảo ngược chủ – vị).
Nhóm 3: Rối nhiễu vận động
-
Chậm biết đi so với lứa tuổi.
-
Vận động vụng về, khó khăn.
-
Khả năng phối hợp mắt – chân – tay kém.

Nhóm 4: Rối loạn tâm thể
-
Rối nhiễu tiêu hóa: Lúc chán ăn, lúc lại ăn nhiều quá mức. Đi kèm với rối nhiễu tiêu hóa là những biểu hiện như tăng cân, béo phì, sút cân,…
-
Rối nhiễu bài tiết: ỉa đùng, đái dầm,…
-
Rối nhiễu giấc ngủ: mất ngủ, khó ngủ, hay thức giấc, dễ gặp ác mộng. Có lúc lại ngủ nhiều, lạm dụng thuốc ngủ…
-
Những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần: khịt mũi, nháy mắt, lắc đầu, giật ngón tay…
Nhóm 5: Rối nhiễu hành vi
-
Hiếu động một cách quá giới hạn, quá nghịch, hay chạy nhảy la hét. Thậm chí là không có cảm giác nguy hiểm…
-
Xuất hiện các biểu hiện như chống đối, không nghe lời, ngoan cố, hay nói tục, chửi bậy,…
-
Hay đánh bạn, hung tính, khó hòa nhập trong môi trường học đường.
-
Nói dối, hay trốn học, bỏ nhà, thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp. Thậm chí con đánh bài bạc, ăn cắp…
Nhóm 6: Rối nhiễu quan hệ ứng xử
-
Ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, luôn sống thu mình.
-
Thường chơi một mình, không nói nhiều, không đòi hỏi, thậm chí không khóc lóc, la hét.
-
Không chịu nói chuyện hoặc chỉ nói được một vài từ rời rạc.
-
Trước đây đã từng biết nói, thậm chí là nói nhiều. Nhưng tự nhiên lại không nói nữa.
-
Nói quá nhiều. Tuy nhiên lại không biết trả lời, mà chỉ nhắc lại lời nói của người khác.
-
Thường nhắc lại những lời nói ở các chương trình quảng cáo haowjc ở băng đĩa…
Nhóm 7: Rối nhiễu về giới tính
-
Ứng xử như người khác giới, trai như gái, hoặc gái như trai.
-
Tự thủ dâm, kích dục.
-
Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với người khác giới.
Nhóm 8: Lo sợ, trầm cảm
-
Sợ đám đông, vật lạ, bóng tối, sợ đi xe, sợ nước, sợ trường học,…
-
Ám ánh nhiều chuyện không may đã từng xảy ra.
-
Nhút nhạt, không tự tin trong các hoạt động tập thể.
-
Nhìn vẻ ngoài rất hiền lành và luôn nhường nhịn bạn bè. Nhưng thực chất là ức chế, không chịu vận động.
-
Có các biểu hiện suy nhược, uể oải trong thời gian dài. Hay cáu kỉnh, suy giảm ý chí, hay giật mình…
-
Ngại giao tiếp, dễ cảm thấy tự ái.
-
Xuất hiện biểu hiện hoang phí, tự cao tự đại, kiêu ngạo…
>> Xem thêm: Sai Lầm Đáng Trách Của Phụ Huynh Khi Nuôi Dưỡng Trẻ
Việc phát hiện kịp thời những dấu hiệu, biểu hiện của tính trạng rối nhiễu tâm lý ở trẻ em là rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh. Từ đó sẽ có những biện pháp thích hợp để góp phần ngăn ngừa rối loạn tâm lý ở trẻ phát triển, dẫn đến khó khăn cho các hoạt động điều trị sau này.
Tin cùng chuyên mục:
Trẻ sơ sinh khóc dạ đề do đâu? Nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ sơ sinh khóc nhiều: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh chóng
Mẹo cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 nhẹ nhàng nhiều niềm vui
Trẻ bị cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa