Rối loạn tự kỷ là một trong những tình trạng ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Đặc biệt là ở trẻ em, do đó đây là vấn đề đang được không ít người quan tâm và tìm hiểu. Vậy rối loạn tự kỷ là gì? Hay Autism là gì? Nguyên nhân và hướng chữa trị như thế nào? Mẹ đang có cùng thắc mắc này thì đừng bỏ lỡ lời giải đáp có trong bài viết dưới nhé!

Mẹ cùng tìm hiểu rối loạn tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn hệ thần kinh. Gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ. Bệnh tự kỷ thường được biểu hiện với những khiếm khuyết về tương tác xã hội. Người bệnh thường gặp khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và các hành vi, sở thích. Hoạt động của người bị tự kỷ thường mang tính hạn hẹp hoặc lặp đi lặp lại.
Tình trạng này do rối loạn phát triển hệ thần kinh ở não do một số gen bất thường. Làm thay một cấu trúc ở các bộ phận như tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, sinh hóa thần kinh không được bình thường,…
Theo ghi nhận thì số lượng trẻ mắc tự kỷ được phát hiện ngày càng tăng. Tỉ lệ mắc chứng tự kỷ ở nam và nữ là khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em trai có tỉ lệ mắc cao hơn trẻ em gái, (khoảng 4 lần).
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh rối loạn tự kỷ vẫn chưa được xác định một cách cụ thể nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố chính gia tăng nguy cơ mắc tự kỷ là do gen, môi trường hoặc kết hợp gen và môi trường.
Thống kê các trường hợp mắc tự kỷ cho thấy khoảng 25% nguyên nhân đến từ yếu tố gen. Hơn 100 gen làm gia tăng khả năng mắc chứng tự kỷ như: SHANK3, NLGN4, DLG2, RN3C2, DYRK1A,SCN2A,… Các gen này biến đổi làm ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn thần kinh, nhất là thần kinh não.
Các yếu tố có nguy cơ làm gia tăng mắc chứng tự kỷ như: trẻ được sinh ra khi bố mẹ lớn hơn 40 tuổi. Người bị sanh non, đẻ thiếu ký hoặc trong trường hợp đa thai. Mẹ bị đái tháo đường, cúm, sởi trong lúc mang thai, sử dụng thuốc. Bị căng thẳng hay gặp các vấn đề về tuyến giáp,…
Một số yếu tố khiến bệnh có thể trầm trọng hơn đó là yếu tố tâm lý xuất phát từ gia đình. Việc chăm sóc trẻ của bố mẹ chưa đúng, trẻ bị stress hay yếu tố thần kinh và sinh học. Cụ thể như: động kinh, cấu trúc não bất thường,…
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi