Hợp tác là một kỹ năng quan trọng để trẻ có được thành công trong cuộc sống. Trẻ cần phải hiểu từ sớm rằng việc hợp tác với người khác sẽ mang lại những giá trị to lớn hơn trong bất kỳ một hoạt động nào, từ việc chơi trò chơi cho đến việc giải các bài tập, các vấn đề khó khăn trẻ gặp phải khi đi học. Nhưng làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng hợp tác? Hãy cùng đọc bài viết và tìm hiểu phương pháp dạy kỹ năng hợp tác cho trẻ mẹ nhé!

Kỹ năng hợp tác là gì?
Kỹ năng hợp tác là sự kết nối giữa các cá nhân. Đó là khi mọi người cùng đóng góp công sức vào một công việc chung, hướng đến mục tiêu chung. Trong quá trình đó, mỗi cá nhân đều tham gia vào công việc.
Hợp tác là sự tương tác dựa trên việc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Một quá trình được coi là sự hợp tác khi nó đáp ứng đủ 2 nguyên tắc cơ bản như:
-
Được xây dựng trên sự bình đẳng giữa các bên tham gia (bao gồm cá nhân, tổ chức)
-
Các cá nhân hợp tác đều đạt được lợi ích riêng. Không gây ảnh hưởng hay phụ thuộc vào lợi ích của người khác.
Sự hợp tác giúp các cá nhân, tổ chức đoàn kết, thắt chặt mối quan hệ với nhau. Và bên cạnh những lợi ích của kế hoạch, những người tham gia có cơ hội được tiếp thu, học hỏi những kiến thức mới, hoàn thiện hơn bản thân trong tương lai.
>>Xem thêm: Phương Pháp Dạy Kỹ Năng Kiềm Chế Cảm Xúc Cho Trẻ
Phương pháp dạy kỹ năng hợp tác cho trẻ
1. Lắng nghe một cách đầy đủ
Để trẻ có được kỹ năng hợp tác, trước hết phải dạy trẻ biết cách lắng nghe. Và để trẻ hiểu được giá trị của sự lắng nghe thì đầu tiên, cha mẹ hãy thấu hiểu chính con mình.
Trong bất kỳ tình huống cụ thể nào mà con bạn gặp phải, bạn cũng hãy mở rộng trái tim, đôi mắt, đôi tai để có thể hiểu được con đang nghĩ gì, con đang có cảm giác như thế nào.
Lắng nghe những chia sẻ của con, đồng cảm với con và bày tỏ sự tôn trọng với những suy nghĩ của con. Khi đã đạt được sự lắng nghe, trẻ sẽ biết trong một nhóm, mỗi ý kiến của mỗi người đều có những giá trị nhất định và cần được ghi nhận.
2. Dạy con biết chia sẻ
Chia sẻ là yếu tố tiếp theo để hợp tác hiệu quả. Cha mẹ hãy chứng minh cho trẻ thấy sự chia sẻ của mình đối với bất cứ ai, với những điều đơn giản như chia sẻ đồ ăn, chia sẻ thời gian, hay tình yêu. Giải thích cho trẻ hiểu vì sao bạn lại làm như vậy. Muốn nhận được những tín hiệu tích cực từ người khác thì trước hết mình cần biết cho đi trước khi nhận lại.
3. Rèn luyện kỹ năng hợp tác qua chơi trò chơi
Đây là cách thức hiệu quả để dạy trẻ kỹ năng hợp tác. Lựa chọn những trò chơi mang tính đồng đội cho trẻ như chơi nhảy dây, đánh cầu lông, cùng giải câu đố…
Nếu có nhiều trẻ, bạn có thể chia đội, và việc thắng thua sẽ cho trẻ biết rút kinh nghiệm cho những lần hợp tác tiếp theo như trẻ cần lắng nghe nhau hơn, cần nhanh tay hơn, cần bình tĩnh với nhau hơn…

4. Khuyến khích trẻ làm việc theo nhóm
Cha mẹ hoặc giáo viên hãy thiết lập các tình huống để trẻ cần phải tham gia nhóm mới có thể thực hiện được như chơi thể thao theo đội, thảo luận giải quyết một vấn đề khó nào đó, chơi các trò chơi kết hợp. Chú ý nên tạo ra những trò chơi mà trẻ có thể thấy rõ được rằng sự tôn trọng, biết cách giao tiếp, lắng nghe là chìa khóa của thành công.
>>Xem thêm: Kỹ Năng Mẹ Nhất Định Phải Dạy Con 1 Tuổi Để Con Khôn Lớn
5. Tráo đổi vai trò
Hãy để cho con được thử là người chỉ đạo trong một dịp nào đó như các hoạt động trong ngày, hoạt động cho ngày nghỉ cuối tuần, hay thậm chí là cả một kỳ nghỉ cho gia đình, tùy theo độ tuổi và ngân sách và cha mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ.
Sẽ không bao giờ là quá sớm để trẻ bắt đầu vai trò lãnh đạo. Để trẻ biết được quy trình để đi đến thành công cho một việc cần những gì, cần làm ra sao và cần sự hỗ trợ từ ai. Như vậy, trẻ sẽ biết cách hợp tác với mọi người hơn trong các tình huống cụ thể khác.
Mẹ có thể thấy kỹ năng hợp tác rất quan trọng đối với trẻ trong học tập và công việc sau này. Biết hợp tác với người khác là trẻ tự tạo cho mình những cơ hội được học tập, lắng nghe, bản lĩnh lãnh đạo và khả năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng này học càng sớm, trẻ sẽ càng phát triển. Chúc các mẹ chăm thành công!
Tin cùng chuyên mục:
Trẻ sơ sinh khóc dạ đề do đâu? Nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ sơ sinh khóc nhiều: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh chóng
Mẹo cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 nhẹ nhàng nhiều niềm vui
Trẻ bị cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa