Lẫy là một trong những cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vận động tự nhiên của trẻ. Thật thú vị và hạnh phúc khi bạn có thể quan sát con mình đang dần lớn lên và bắt đầu biết khám phá các khả năng mới. Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho mẹ những thông tin cần thiết và những dấu hiệu trẻ tập lẫy. Mẹ hoàn toàn có thể tham khảo và chăm sóc tốt hơn cho con trẻ!

Thời điểm trẻ tập lẫy và những thông tin quan trọng
>>Xem thêm: Các Giai Đoạn Và Thời Gian Mọc Răng Của Trẻ Mà Phụ Huynh Nên Biết
Lẫy là một kỹ năng đặc biệt quan trọng bởi đây là bước đầu tiên giúp bé có thể tự mình dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số bé biết lẫy khi mới 3 tháng tuổi, số khác trễ hơn vào 4-5 tháng tuổi và các bé sinh non có thể biết lẫy muộn hơn hẳn.
Bé biết lẫy không chỉ giúp tăng vận động tự lập mà còn hỗ trợ cho bé học ngồi, đứng về sau. Đây là điều rất có lợi cho quá trình phát triển của con, vì lúc này, bé sẽ có thể nhìn mọi thứ xung quanh theo một cách hoàn toàn mới, tầm nhìn được mở rộng hơn.
Không những vậy, quá trình lẫy sẽ giúp tránh được chứng bẹp đầu, vì khi bé nằm quá nhiều, chứng bẹp đầu là điều khó tránh khỏi. Do đó, các mẹ cần lưu ý để nhận biết thời điểm trẻ tập lẫy và có cách dạy con lẫy đúng cách và hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết bé có thể tập lẫy
Dấu hiệu 1: Khi mẹ đặt bé nằm sấp, bé đã có thể tự nhấc đầu dậy và có thể chống tay để nâng đỡ phần đầu và ngực hướng lên trên. Điều này cho thấy cơ ngực và cơ lưng của bé đã cứng cáp và có khả năng chịu lực.
-
Dấu hiệu 2: Khi bé nằm ngửa, hai chân có thể hướng lên phía trước hoặc thường xuyên nhấc bàn chân lên để đung đưa qua lại.
-
Dấu hiệu 3: Bé rất thích nằm nghiêng, bởi lúc này trong não bé bé đã hình thành ý thức về việc lẫy
-
Dấu hiệu 4: Khi đặt bé nằm sấp, bé có động tác bơi bằng hai tay
-
Dấu hiệu 5: Khi bé nhìn thấy một đồ vật ở gần, bé có thể dịch chuyển người tiến gần lại đó
Cách để mẹ giúp trẻ tập lẫy an toàn
Thực tế, tùy vào từng bé mà độ tuổi giúp bé biết lẫy sẽ khác nhau. Thế nhưng, chúng ta cũng có một vài mẹo hay để thúc đẩy quá trình tập lẫy của bé diễn ra nhanh hơn, khắc phục tình trạng trẻ lười lẫy. Cụ thể:
-
Tập cho bé nằm nghiêng sớm, tư thế này là tiền đề cho bé lẫy sớm.
-
Hãy nằm ở một bên của bé và trò chuyện thường xuyên, bé sẽ có xu hướng nghiêng về bên đó hóng chuyện từ bố mẹ một cách tự nhiên.
-
Mẹ thực hiện động tác tập lẫy mẫu cho con thường xuyên để bé nhìn thấy, nắm bắt và bắt chước theo.
-
Tập nằm sấp cho bé càng sớm càng tốt. Quan sát xem bé có thể cử động đầu, cổ, giữ thăng bằng trong quá trình Tummy Time hay không.
-
Tận dụng hiệu quả gối tập lẫy nhằm kích thích sự vận động, điều chỉnh tư thế cho bé.
-
Mẹ tham khảo nhiều hơn video tập lẫy cho bé trên mạng để học hỏi và tìm ra cách tập lẫy phù hợp nhất với bé.
Mẹ nên lưu ý gì khi mẹ cho trẻ tập lẫy

>>Xem thêm: Giải Đáp Thắc Mắc: Bé Mấy Tháng Biết Ngồi? Trẻ Học Ngồi Như Thế Nào?
-
Nếu bé khóc lóc khó chịu khi tập nằm sấp, đừng ép buộc bé, mẹ nên đợi khi bé thư giãn và vui vẻ rồi hẵng tập cho bé. Hãy giúp bé cảm nhận tập lẫy là một cảm giác tuyệt vời.
-
Cho bé tập lẫy cả hai bên trái và phải để các cơ của bé phát triển đồng đều.Mẹ nên kiên nhẫn, cổ vũ, khen ngợi để tạo cảm giác thoải mái cho bé.
-
Khi trẻ biết lẫy, mẹ không nên tùy tiện cho trẻ nằm trên ghế sopha, nằm ở giường một mình. Vì chỉ cần một cú lẫy thì con hoàn toàn có thể bị rơi xuống sàn bất cứ lúc nào.
-
Bé có thể lẫy cả vào ban đêm khi giật mình thức giấc. Do đó, mẹ cần lưu ý đến bé, không đặt bé cạnh mép giường cũng như những vật xung quanh bé, tránh khi bé lẫy sẽ bị va chạm.
Tập lẫy cho bé không khó nhưng cần đúng cách, đúng thời điểm. Mẹ hãy đảm bảo một không gian an toàn, có người giám sát trong từng hành động của bé. Điều đó sẽ giúp bé nhanh biết lẫy và phát triển tốt hơn các kỹ năng vận động sau đó. Chúc các bạn thành công!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi