Tâm Lý Trẻ Em Trong Độ Tuổi Từ 1 Đến 6

Mỗi đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên đều trải qua những biến đổi tâm sinh lý khác nhau. Vì vậy, rất nhiều các bậc làm cha làm mẹ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm hiểu phương pháp giáo dục trẻ như thế nào cho phù hợp. Để giúp cho cha mẹ có thể hiểu hơn về đặc điểm tâm lý trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây

Tâm lý trẻ em từ 1 đến 3 tuổi

Ngôn ngữ

Khi trẻ biết đi, trẻ sẽ chủ động giao tiếp rộng hơn. Trẻ bắt đầu tách xa mẹ, nhưng mỗi khi mệt hay sợ hãi trẻ lại quay về bên mẹ. Quá trình lớn lên cùng với thời gian sẽ làm trẻ xa mẹ nhiều hơn và dần dần trẻ sẽ tự lập và không còn cảm thấy sợ hãi

Từ tháng thứ 12 đến 15, trẻ đã bắt đầu biết nói. Ban đầu chỉ là tiếng bập bẹ rồi dần dần trẻ đã biết gọi những từ đơn giản như bố, mẹ, ông bà…. Đây là cột mốc rất quan trọng. Vì qua lời nói trẻ sẽ hiểu được ý đồ cũng như thái độ của người khác. Dần dần trẻ hình dung được những biểu tượng về sự vật. Để khi không có đồ vật, nói tên trẻ cũng có thể hiểu được

Khi đã thành thạo ngôn ngữ, trẻ không chỉ tiếp xúc vơi sự vật qua cảm giác và vận động, mà còn qua ngôn ngữ. Giao tiếp bằng ngôn ngữ dần dần thay thế cho giao tiếp bằng hoạt động. Sự giao tiếp khi ở trong gia đình và khi ra ngoài xã hội sẽ giúp trẻ ngày càng phát triển quá trình giao tiếp.

>>Xem Thêm: Dạy Con Theo Phong Cách Nhật Để Trẻ Vâng Lời, Lễ Phép

Tính cách

Trẻ sẽ tự coi mình là trung tâm của thế giới, nên trong suy nghĩ, tình cảm chỉ biết có mình mà không quan tâm đến thực tế
Trẻ sẽ tự coi mình là trung tâm của thế giới, nên trong suy nghĩ, tình cảm chỉ biết có mình mà không quan tâm đến thực tế

Lứa tuổi này, trẻ sẽ tự coi mình là trung tâm của thế giới, nên trong suy nghĩ. Tình cảm chỉ biết có mình mà không quan tâm đến thực tế. Ví dụ trẻ muốn gì thì phải đáp ứng ngay, không chịu chia sẻ với người khác. Nếu không được thỏa mãn thì la khóc, hờn dỗi. Tuy nhiên kiểu hờn dỗi này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, dần dần trẻ sẽ biết chấp nhận những gì bố mẹ và người khác không cho chúng làm. Ở thời điểm này, trẻ vẫn gắn bó với bố mẹ anh em là chủ yếu.

Hoạt động

Thời kỳ này trẻ bắt đầu cố gắng tự lập, trẻ đã có thể tự đi những nơi trẻ muốn, tự sử dụng toilet, tự ăn uống. Sự tự kiểm soát bản thân cũng bắt đầu phát triển. Trẻ bắt đầu tự tìm tòi, khám phá, trải nghiệm và có thể mắc phải những lỗi khi ham chơi. Nếu bố mẹ biết khuyến khích, dạy bảo thì trẻ sẽ trở nên tự chủ, tự tin hơn. Ngược lại nếu bố mẹ quá bao bọc, bảo vệ trẻ sẽ khiến cho trẻ nghi ngờ khả năng của mình, luôn thụ động trong mọi việc.

Sự tự chủ của trẻ trong giai đoạn này sẽ được phát triển sẽ giúp cho sự giải quyết thành công các vấn đề trong tương lai sau này. Vì vậy bố mẹ cần đặt ra cho trẻ những yêu cầu, rồi khuyến khích trẻ thực hiện. Đặc biết là việc luyện cho trẻ thói quen về đại tiện, tiêu tiện và sinh hoạt hàng ngày.

Tâm lý trẻ em từ 3 đến 6 tuổi

Đây là thời kỳ sôi động nhất trong các giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ

Trí tuệ

Lúc này trẻ đã biết nhìn sự vật sự việc một cách tổng thể, biết phân tích từ các chi tiết nhỏ. Biết tổng hợp lại và nhìn nhận sự vật một cách khách quan. Giai đoạn này trẻ đã có thể nói những câu có ngữ pháp phức tạp. Những năm cuối trẻ đã có thể giao tiếp một cách thành thạo

Quan hệ xã hội

Đây là giai đoạn trẻ giao tiếp mạnh dạn, trẻ dần tập sống như một thành viên của gia đình. Đồng thời trẻ cũng mở rộng các mối quan hệ. Và bắt đầu biết gắn kết với những gì xung quanh. Lúc này trẻ cũng biết vị trí của mình trong xã hội thông qua các mối quan hệ với bố mẹ, anh chị em và ông bà. Dần dần trẻ biết để ý người khác và hòa nhập trong tập thể.

Nhận thức giới tính

Qua quan sát về sự khác nhau ở bộ phận bên ngoài. Trẻ dần phân biết được con trai con gái. Trẻ từ 3 đến 6 tuổi biết chấp nhận vai trò giới tính của mình và phát triển theo hướng đó. Ví dụ con trai thì biết chơi bắn súng, đá bóng.. con gái thì chơi búp bê, nấu ăn, nhảy dây.

Ảnh hưởng từ bố mẹ

Tâm lý trẻ em từ 1 đến 6 tuổi ảnh hưởng nhiều từ bố mẹ
Tâm lý trẻ em từ 1 đến 6 tuổi ảnh hưởng nhiều từ bố mẹ

Ở lứa tuổi này khi đã nhận thức được giới tính và  dần học được những kỹ năng. Con trai thích bắt chước các hành động của bố, còn con gái thích bắt chước hành động của mẹ. Nếu vì lý do nào đó cản trở sự đồng nhất giữa bố mẹ và trẻ thì sẽ dẫn đến những xung đột giữa bố mẹ và con cái.

>>Xem Thêm: Dạy Con Thông Minh Kiểu Nhật Tập Trung Vào Điều Gì

Kết luận

Trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành là cả một quá trình dài. Nuôi dưỡng cảm xức cho trẻ là việc làm cần thiết.  Tuy nhiên trong giai đoạn phát triển trẻ rất dễ gặp phải những vấn đề ảnh hưởng tới tâm lý. Cũng như hình thành những thói quen xấu cho trẻ. Bố mẹ cần định hướng và luôn ở bên khuyên bảo, động viên trẻ. Giúp trẻ phát triển một cách lành mạnh và hạnh phúc nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *