Tâm Lý Trẻ Bị Trách Mắng: Trách Mắng Nhiều Khiến Con Biến Chất

Cha mẹ có biết những lời trách mắng nhỏ nhặt hàng ngày tưởng như sẽ giúp con tốt hơn nhưng lại không phải như vậy? Những lời nói ấy vô tình sẽ bị con mặc định con là như vậy. Và lâu dần, tâm lý trẻ bị trách mắng sẽ hình thành những ám ảnh xấu, khiến con biến chất.

Nhiều thực tế tâm lý trẻ bị trách mắng

Những câu nói tưởng như vô cùng nhỏ nhặt, mang ý muốn tích cực từ phụ huynh. Nhưng nó vô tình là con dao hai lưỡi khiến tâm hồn con bị tổn thương và biến chất.

Trâm lý trẻ bị trách mắng bởi cha mẹ dễ bị biến dạng
Trâm lý trẻ bị trách mắng bởi cha mẹ dễ bị biến dạng

Con trai lớp 5 nhưng chỉ giải được toán lớp 2

Bé Minh, sống tại Hà Nội khi cầm đề bài Toán cô giáo đưa, chưa đọc nhưng Minh đã bảo không làm được. Thi thử vào lớp 6, cả Toán và Tiếng Việt của em chỉ đạt 0,5 điểm. Bố mẹ em hoảng hốt, đưa con đi kiểm tra trí thông minh vì những năm đầu cầu con học rất tốt. Thật bất ngờ, IQ của Minh là 110, thuộc mức khá. Vậy lý do gì khiến con không giải được bài?

Chia sẻ với chuyên gia tâm lý, Minh luôn tự nhận mình dốt. Đó là bởi “bố mẹ con bảo thế”. Bố mẹ Minh làm kinh doanh, Minh lại là con một nên họ luôn muốn con thông minh và thật “hoàn hảo”. Khi con làm không tốt, cha mẹ thường quát mắng “sao con dốt thế”. Điều này khiến con bị mặc định rằng “mình dốt nên không làm được”.

Con trai yếu đuối

Tuấn là một học sinh cấp hai cũng ở Hà Nội. Tuấn được bố tặng một chiếc xe đạp màu đỏ. Trong ngày đầu tiên dùng xe, Tuấn dắt về trong tình trạng lốp hết hơi. Khi bố hỏi, Tuấn trả lời rằng do bạn bè chọc đinh. Ngày hôm sau, tình huống này lại lặp lại. Bố Tuấn quyết định đưa con đến bác sĩ tâm lý mong con đỡ nhát hơn, không bị bạn bè bắt nạt.

Chuyên gia khi nói chuyện với Tuấn và biết rằng Tuấn đã quen với việc bị bắt nạt. Tuấn ở nhà thường bị bố chê bai là “yếu đuối”, “ẻo lả”, “không đáng mặt đàn ông”. Quyền quyết định mọi thú mà Tuấn muốn cũng chẳng bao giờ đến lượt. Bởi vậy, Tuấn buông xuôi, không buồn phản kháng và cho bạn bè bắt nạt. Ngay cả chiếc xe đạp màu đỏ cũng là do bố tự mua, chứ không phải là con thích mua.

Con gái hư hỏng

Đây là câu chuyện về Ngọc, 26 tuổi, từng là niềm tự hào trong một gia đình giáo viên ở Nam Định. Đạt học sinh giỏi 12 năm liền, Ngọc bước vào Đại học Sư Phạm theo nguyện vọng của bố mẹ. Ngọc năm lớp 12 có người yêu hơn mình 10 tuổi nên thườn xuyên bị bố mắng rủa là “đồ lăng loàn”, “làm gái”. Cô sau đó chia tay bạn trai, lên đại học, cô thích cặp kè với những người đàn ông lớn tuổi.

Lý giải về chuyện này, Ngọc bình thản chia sẻ “bố muốn tôi hư hỏng thì tôi hư hỏng”. Hai năm điều trị tâm lý vẫn không xóa mờ được tổn thương của Ngọc, và ngọc tự nhận không thể trở lại làm “con ngoan” được nữa.

Tương tự như các trường hợp trên, có rất nhiều đứa trẻ bị tổn thương tâm lý khi gia đình dò xét xấu. Lời kết tội nặng nề xuất phát từ bố mẹ, những thân thiết khiến con tin “tôi là như vậy”.

Con cái rất dễ tổn thương bởi lời nói của cha mẹ, bởi vậy hãy biết cách dạy con
Con cái rất dễ tổn thương bởi lời nói của cha mẹ, bởi vậy hãy biết cách dạy con

Sự tổn thương tâm lý trẻ bởi những lời trách mắng vô tình từ cha mẹ

Cha mẹ có biết, sử dụng những từ ngữ gây tổn thương để quát mắng con trẻ cũng là một dạng ngược đãi? Nó ngược đãi về mặt cảm xúc, tâm lý của con trẻ. Tiến sĩ Ngô Thanh Huệ, Viện Tâm lý và Tâm thần học Việt – Pháp nhận định bố mẹ Việt rất hay so sánh con cái. Họ cho rằng con do mình đẻ ra thì phải nghe mình. Đứa trẻ làm trái ý họ thì là “hư hỏng” là “ăn hại”, “ngu dốt”.  Ngược đãi cảm xúc đôi khi còn nguy hiểm hơn về thể chất. Sự kiểm soát quá mức từ bố mẹ sẽ khiến con bất lực trước mọi tình huống.

Nghiên cứu năm 2012 của Tiến sĩ Martin H. Teicher (Đại học Harvard) đã chứng minh trẻ hay bị ngược đãi cảm xúc có nguy cơ trầm cảm rất lớn. Một số trường hợp nặng có thể sinh ra tâm lý chống đối xã hội, giết người hoặc tự tử. Đặc biệt, đứa trẻ bị ngược đãi sau này thành bố mẹ sẽ tiếp tục duy trì tâm lý vặn vẹo với con cái. Chúng sẽ tiếp tục dùng lời cay đọc với thế hệ sau của mình.

Những đứa trẻ mỏng manh lắm. Thứ chúng khao khát chẳng phải vật chất, mà là một người sẵn sàng lắng nghe và chỉ dạy. Cha mẹ hãy hiểu về tâm lý trẻ bị trách mắng và nuôi dạy con đúng cách nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *