Tâm Lý Trẻ Bị Bạo Hành Mà Bố Mẹ Không Nên Thờ Ơ

Tâm lý trẻ bị bạo hành về tinh thần hay thể chất luôn là một góc khuất mà không phải người lớn nào cũng hiểu được. Cho dù không hữu hình như vết thương trên cơ thể, nhưng một khi trẻ đã phải trải qua hay chứng kiến sẽ chịu tác động rất nghiêm trọng về tâm lý. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này. Vậy các bé bị bạo hành sẽ có tâm lý như thế nào? Theo dõi bài viết bên dưới để biết thêm những thông tin cần thiết.

Tâm lý trẻ bị bạo hành
Tâm lý trẻ bị bạo hành

Như thế nào được gọi là bạo hành trẻ em?

Nhiều thường thường cho rằng, những hành động ngược đãi, bạo lực làm trẻ bị thương, bị đạu mới được gọi là bạo hành. Tuy nhiên, bạo hành đến từ cả thể chất lẫn tinh thần. Ngay cả những lời nó, cử chỉ, thái độ hay những việc mà trẻ chứng kiến… có gây tổn thương đến tâm lý trẻ thì đều được gọi là bạo hành.

Bạo hành trẻ em là những hành động gây tổn hại trực tiếp đến trẻ. Từ sức khỏe đến sự phát triển của bé. Các tổn hại được xem là trực tiếp đó là:

  • Phạt một đứa trẻ quá nhiều lần.

  • Đánh trẻ hoặc rung lắc trẻ.

  • Liên tục đe dọa, chỉ trích trẻ.

  • Có biểu hiện và hành động quấy rối cũng như tấn công tình dục đối với trẻ.

  • Không chăm sóc hay quan tâm đến trẻ. Chẳng hạn như không cho bé ăn, luôn phớt lờ, không nói chuyện hay chơi cùng với trẻ.

Các hành động trên có thể làm cho trẻ đau về thể lý. Những nặng nề hơn đó chính là nỗi đau về tinh thần. Các con có thể ám ảnh chúng suốt cuộc đời sau này. Tâm lý dần bất ổn khiến các bé gặp nhiều khó khăn khi lớn lên.

>> Xem thêm: Tâm Lý Trẻ Bị Trách Mắng: Trách Mắng Nhiều Khiến Con Biến Chất

Tâm lý trẻ bị bạo hành và những ảnh hưởng liên quan

Khi phải trải qua hoặc chứng kiến bạo lực, nhất là ngay trong chính gia đình, các bé sẽ có tâm lý sợ hãi và luôn lo lắng. Tuy nhiên chúng lại không hề kể chi một ai về hoàn cảnh mình đang gặp. Cho dù có bị đau hay làm sao đi nữa thì hành động thường thấy của trẻ chỉ là sự im lặng. Nguyên nhân của sự im lặng được phân tích như sau:

  • Trẻ thường bị người lớn đe dọa không được kể hay nói lại cho bất kì người nào khác.

  • Trẻ nghĩ rằng chúng mới là người có lỗi.

  • Các bé sợ rằng, khi mình nói ra sẽ không có ai tin tưởng chúng.

  • Trẻ sợ nếu người khác biết thì mình sẽ bị chỉ trích, thậm chí còn bị phạt nặng hơn.

  • Trẻ không muốn gia đình mình bị tan vỡ (nếu trẻ bị bạo hành trong chính gia đình).

  • Các bé không muốn người bạo hành mình phải bị phạt.

  • Có thể người bạo hành trẻ là người mà chúng yêu thương. Vì thế mà sẽ luôn giữ kín những đau đơn trong lòng.

Tâm lý trẻ bị bạo hành
Trẻ bị bạo hành sẽ luôn có cảm giác lo lắng, sợ hãi

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành

Đứa trẻ khi bị bạo hành nặng có thể sẽ có các chấn thương liên quan đến hệ thần kinh. Hay có ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bên cạnh đó, cũng có thể tổn thương ở nhiều vị trí trên cơ thể. Thậm chí còn bị gãy xương, gãy tay, gãy chân.

Bạo hành luôn để lại những hậu quả tâm lý vô cùng nặng nề đối với một đứa trẻ. Dấu hiệu để nhận thấy rõ nhất đó là sự sợ hãi cung quanh của bé. Đặc biệt khi chúng nhìn thấy đối tượng đã bạo hành mình.

Có những dấu hiệu khác cũng dễ phát hiện khi trẻ bị bạo hành. Đó chính là các tổn thườn ngay trên cơ thể của trẻ như bấm tím mặt, tay, chân. Thậm chí còn có tổn thương cơ quan sinh dục, xuất hiện những bệnh có liên quan đến đường tình dục…

Trẻ bị bạo hành thường sẽ dễ bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn tâm lý… Có nhiều đứa bé lớn hơn sẽ có xu hướng tự sát.

>> Xem thêm: Phương Pháp Nuôi Dạy Con Tự Kỷ Tại Nhà Bố Mẹ Nên Biết

Kết luận

Tâm lý trẻ bị bạo hành có được ổn định trở lại hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều hành động của mọi người xung quah đối với trẻ. Chính sự thờ ơ của người lớn, đặc biệt là bố mẹ sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Các bé có thể bước vào vết xe đổ của bạo lực, gây ra nhiều tệ nạn xấu… Hãy hết sức lưu ý để có thể can thiệp kịp thời nhất có thể. Hãy yêu thương và quan tâm, chăm sóc để các bé luôn được phát triển lành mạnh và ăn toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *