7 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu bước vào những năm đầu của bậc tiểu học. Đây cũng là lúc con đang học cách hòa nhập vào môi trường mới có bạn bè, thầy cô. Nếu để ý kỹ, phụ huynh có thể thấy tâm lý trẻ 7 tuổi có những chuyển biến vượt bậc hơn so với trước đây. Vậy ở độ tuổi này, tâm lý của trẻ phát triển như thế nào? Theo dõi bài viết đưới dây để tìm ra câu trả lời nhanh nhất.

Tâm lý của trẻ 7 tuổi
Thích đặt ra những câu hỏi và tìm hiểu
Đa phần những đứa bé 7 tuổi thường muốn thể hiện sự khát khao tìm hiểu và học hỏi về mọi thứ xung quanh. Vì thế mà trẻ ở độ tuổi này được ví như những phi hành gia hay các nhà khoa học nhí đi tìm kiếm những điều mới lạ, thú vị.
Với tâm lý này, trẻ rất thích đặt ra những câu hỏi cho bố mẹ hay mọi người xung quanh để thỏa mãn sự tò mò của chính mình. Ví dụ những câu mà trẻ thường hỏi như: tại sao bầu trời lại có màu xanh? Con được sinh ra như thế nào?…
>> Xem thêm: Tâm Lý Trẻ 8 Tuổi: Hiểu Con Hơn Từ Những Thay Đổi Nhỏ Nhất
Phát triển mối quan hệ xã hội
Trẻ bắt đầu mở rộng tầm nhìn về mối quan hệ với người khác và thế giới xung quanh trong những năm đầu đi học. Trẻ có xu hướng thân thiết với bạn bè hơn, thậm chí còn chia sẻ với thầy cô nhiều hơn với bố mẹ. Hay nói cách khác, đây chính lầ lúc trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ của mình. Gặp gỡ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn để có thể phát triển tốt hơn.
Thích tranh luận nhiều hơn với bạn bè
Trẻ 7 tuổi độc lập hơn trong từng suy nghĩ và khả năng nói dần hoàn thiện hơn. Vì thế, bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra được sự khác biệt ở tâm lý trẻ 7 tuổi là thích tranh luận cùng với bạn bè nhiều hơn thay vì giành đồ chơi như trước kia.
Tất nhiên sẽ có nhiều lúc các bé giận dỗi và mâu thuẫn với nhau. Những lúc này, phụ huynh không nên đứng ra để giai quyết hộ con. Thay vì thế, bố mẹ hãy trở thành quân sư để các bé có thể tự tìm giải pháp để hòa giải với nhau.
Có xu hướng thích chơi một mình
Mặc dù có nhiều bé rất năng động và thích chơi với bạn bè. Tuy nhiên tâm lý của một số bé 7 tuổi có sự thay đổi. Đôi lúc các con sẽ chỉ thích chơi một mình, đọc sách một mình. Đây chính là một trong những bước đệm quan trọng nhất để bé phát triển về tâm lý khi lên 8 tuổi.
Lúc này, các bé sẽ có suy nghĩ nhiều hơn. Đặc biệt là để ý đến lời nói của bố mẹ cũng như những người xung quanh. Thời gian ở một mình có thể giúp trẻ phát triển về nhận thức của bản thân và mối quan hệ với những người khác.

Phát triển ngôn ngữ và tư duy
Khi đi học, trẻ có thể tăng vốn từ và ngôn ngữ của chúng lên hàng nghìn, thậm chí hàng triệu từ. Đồng thời kỹ năng đọc của bé cũng phát triển thành thạo hơn trước. Có thể nói, 7 tuổi chính là giai đoạn tự duy ngôn ngữ ở trẻ phát triển nhanh chóng nhất.
Song song với đó là sự phát triển về tư duy logic, khả năng suy nghĩ, suy luận và phản biện của trẻ. Nếu có thể, phụ huynh nên hình thành và phát triển cho con kỹ năng đọc sách và thảo luận ngay trong độ tuổi này.
Lời khuyên dành cho bố mẹ khi con con 7 tuổi
Rèn cho con kỹ năng tự chăm sóc bản thân
7 tuổi là thời điểm mà trẻ cần phải tự giác hơn trong việc duy trì thói quen cũng như kỹ năng tự vệ sinh cá nhân. Chẳng hạn như rửa mắt, đánh răng, thay đồ,…Bên cạnh đó, với xu hướng thích độc lập, trẻ cũng sẽ hứng thú khi được bố mẹ hướng dẫn cách tự chăm sóc bản thân mình. Chẳng hạn như tự gấp quần áo, gấp chăn, dọn dẹp bàn học,…
>> Xem thêm: Dạy Trẻ Kỹ Năng Gấp Quần Áo Sao Cho Con Nhanh Thuần Thục
Dạy con học cách sống yêu thương để hoàn thiện tâm lý của trẻ 7 tuổi
Hầu hết những đứa bé 7 tuổi có khả năng đặt mình vào vị trí của những người khác. Biết suy nghĩ và phân biệt được đúng – sai. Vì thế, đây sẽ là thời điểm thích hợp để bố mẹ có thể giúp con tạo nên mội trường phát triển đạo đức tốt nhất. Hãy dạy cho con cách yêu thương mọi người xung quanh.
Tâm lý của trẻ 7 tuổi được xem là mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nó đánh dấu khả năng tự nhận thức bản thân và sự phát triển về tư duy của trẻ. Hy vọng bài viết này có thể giúp bố mẹ trang bị hành trang để giúp con khôn lớn.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi