2 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu bước vào cuộc khủng hoảng với nhiều mâu thuẫn ở thái độ và hành vi. Vì thế, bố mẹ cần nắm bắt được tâm lý trẻ 2 tuổi để có thể giúp con phát triển bình thường nhất. Để có thể tạo điều kiện và dạy dỗ con phát triển tốt nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tâm lý của bé 2 tuổi qua bài viết dưới đây.

Tâm lý trẻ 2 tuổi: Mong muốn được thể hiện bản thân
Ở độ tuổi này, bé thường tỏ ra muốn tự mình làm mọi việc. Từ ăn uống đến lựa chọn quần áo, giày dép. Thậm chí bé còn ngỏ ý muốn giúp đỡ bố mẹ. Đặc biệt trong các công việc nhà như gấp quần áo, quét nhà… Do đó mà có nhiều bố mẹ thấy lạ với điều này.
Tuy nhiên, trẻ mới lên 2 sẽ chưa đủ thành thạo và cứng cáp về kỹ năng vận động. Vì thế, bố mẹ sẽ thấy khi con làm bất kì việc gì đều thể hiện sự vạng về. Lúc này, bố mẹ hãy để con tiếp tục làm, tránh ngăn cản con (trừ những trường hợp khẩn cấp).
Bên cạnh đó, có thể hướng dẫn và chỉ bảo lại để con có thể học được tính tự lập. Và tự các bé có thể làm nhiều việc không cần đến sự trợ giúp của người khác.
>> Xem thêm: Dạy Con Kiểu Nhật Giai Đoạn 2 Tuổi Được Nhiều Mẹ Áp Dụng
Tâm lý trẻ 2 tuổi: Ý thức ham học hỏi và luôn muốn khám phá
Từ khi mới sinh ra, một đứa bé đã có tới 100 tỷ tế bào thần kinh. Và có thể phát triển nhiều hơn, có khi lên đến hàng nghìn tỷ tế bảo trong các năm đầu đời. Theo nghiên cứu khoa học, não bộ của trẻ 2 tuổi thường có cấu trúc chức năng hoàn thiện được 80% so với người lớn. Với tốc độ này, các bé luôn có tâm lý tò mò. Và có mong muốn được khám phá, học hỏi thế giới quanh mình.
Chính vì có sự tò mò rất lớn đối với thế giới xung quanh, đặc biệt là các hiện tượng của tự nhiên. Do đó, các bé có thể nắm bắt được nhiều điều thông qua các trò chơi từ dễ đến khó. Tính phức tạp tăng theo thời gian và độ tuổi của bé. Nhờ vậy mà kích thích được niềm vui cũng như sự phát triển của con.

Có nhu cầu tự chủ, độc lập
Tâm lý của các bé 2 tuổi là lúc sẽ bắt đầu hình thành những chính kiến riêng của mình. Chính vì thế, các bé thường có nhu cầu tự chủ và có mong muốn tự mình quyết định nhiều thứ. Bố mẹ có thể thấy rằng, các bé sẽ đòi ăn những món mình yêu hay mặc những bộ quần áo mình thích. Chứ không phải những thứ mà bố meh đã chuẩn bị sẵn cho con.
Nếu các bé thể hiện nhu cầu độc lập, tự chủ của mình, bố nghe đừng vội vàng ngăn cản con. Thay vào đo, hãy tạo cho các bé một không gian riêng tư và đủ an toàn. Từ đó để chúng có thể tự làm những gì mình thích bất kì lúc nào.
Thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh
2 tuổi là thời gian trẻ đã biết cách tạo nên sự kết nối giữa tâm lý, cảm xúc va hành vi của mình. Đặc biệt là khi tiếp xúc hay trò chuyện với người khác. Tâm lý của trẻ ở độ tuổi này khá nhạy cảm. Vì thế mà chúng vẫn có thể nhận biết được cảm xúc thật sự của bố mẹ. Do đó, sẽ thường thấy con sẽ hỏi han, quan tâm mỗi khi bố mẹ gặp chuyện khó khăn hay mệt mỏi.
Tỏ ra bướng bỉnh, có xu hướng không nghe lời
Bướng bỉnh và không nghe lời chính là khủng hoảng tâm lý ở mỗi đứa trẻ khi lên 2. Đây là điều mà hầy hết các ông bố bà mẹ đều tỏ ra sự lo lắng. Tuy nhiên, nó là một điều rất bình thường trong quá trình phát triển của bé.

Bước đến độ tuổi này, nhiều bé sẽ thay đổi thái độ một cách nahnh chóng. Chúng thường xuyên giãy giụa, lăn lộn khi gặp chuyện không vừa ý. Đặc biệt là khi không được bố mẹ chiều chuộng. Thậm chí còn có xu hướng cãi lại người lớn và làm ngược lại những gì mà bố mẹ đã dặn dò.
Thế nhưng, bố mẹ cũng không nên đánh đòn hay la mắng con nếu chúng có những phản ứng như vậy. Điều tốt nhất mà phụ huynh cần làm lúc này là hãy giữ một thái độ bình bĩnh. Tìm cách để giúp con vượt qua được cơn cáu kỉnh của mình.
>> Xem thêm: Những Điều Quan Trọng Trong Cách Dạy Con Từ Khi Còn Nhỏ
Hi vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu hơn về tâm lý của trẻ khi lên 2. Mong rằng phụ huynh sẽ có định hướng cũng như giải pháp để cùng con bước qua những thay đổi tâm lý. Từ đó có thể giúp con phát triển một cách toàn diện hơn.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi