Giáo dục trẻ thông qua việc cho trẻ trải nghiệm là một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm. Nó giúp kích thích được những tiềm năng trí tuệ ẩn bên trong của trẻ. Bên cạnh đó, trỉ nghiệm còn giúp phát huy được sự phù hợp giữa mô hinhh và phương pháp. Từ đó để mang lại một kết quả tốt đẹp nhất.
Trải nghiệm là gì?
Trải nghiệm là một quá trình nhận thức và khám phá. Là việc khám phá cuộc sống, khám phá thế giới xung quanh bằng việc tương tác với nhiều đối tượng. Thông qua các thao tác vật chất bên ngoài bằng các giác quan của con người. Như ngửi, sờ, nhìn, nếm… Đồng thời, sự tương tác này cũng được kết hợp với tâm lý bên trong. Như tưởng tượng, suy nghĩ, tư duy…
Qua đó, có thể học hỏi, tìm hỏi, sáng tạo, tiếp thu và tích lũy được những kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Bên cạnh đó cũng giúp hoàn thiện dần những kỹ năng sống cần thiết nhất.
Tại sao bố mẹ cần cho trẻ trải nghiệm? Tầm quan trọng của việc trải nghiệm đối với việc hình thành và phát triển tư duy của trẻ
Trẻ có thể tiếp thu được nhiều kiến thức qua việc trải nghiệm
Hầu hết những gì trẻ nhỏ tiếp thu được phải thông qua hoàn cảnh, môi trường sống ở bên ngoài. Bên cạnh đó, cũng thông qua các hoạt động tương tác trực tiếp của bé với những gì xung quanh mình.
Do đó mới có câu nói: “Trẻ tự rèn luyện mình trong mối quan hệ với môi trường”.
Đôi tay chính là công cụ của trí tuệ
Việc coi trong trí óc hơn đôi tay là một điều sai lầm. Mà phải biết kết hợp cả hoạt động của đôi tay với hoạt động của trí óc để tạo thành một hoạt động sáng tạo. Chúng cần phải luôn đi đôi và song hành cùng nhau. Đôi tay chính là công cụ của trí tuệ. Sự kết hợp của trí tuệ và đôi tay sẽ tạo nên trí thông minh cho trẻ nhỏ.
Vì vậy, trải nghiệm được tiến hành thông qua các tương tác thức tế với môi trường xung quanh. Bằng sự phối hợp của cả lý tính và cảm tính. Đó là một trong những phần rất cần thiết để trẻ có thể phát triển toàn diện hơn.
Hoàn thiện tư duy và kỹ năng của trẻ
Nhờ việc trải nghiệm, các giác quan và sự tư duy của trẻ cũng được phát triển mạnh mẽ hơn. Các hoạt động thực tế khách quan có thể hình thành nên những kỹ năng của trẻ. Từ đó, kinh nghiệm của các bé trở nên dồi dào và dần thành thạo hơn theo thời gian.
Gây dựng niềm đam mê cho bé
Chính những trải nghiệm thực tế đã giúp các bé hình thành được sự đam mê. Điều này dựa trên sự phát huy và khả năng tri thức của bé. Từ đó những hành vi và thái độ sống tích cực sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Đồng thời cũng góp phần nuôi dưỡng sở thích cuãng như niềm đam mê của trẻ sau này.
Không cho trẻ trải nghiệm, trẻ không thể sáng tạo
Trong tháng cấp độ tư duy của Edward de Bôn, các mức độ tư duy của một con người được sắp xếp từ thấp đến cao. Nó được sắp xếp như sau: Ghi nhớ – Hiểu biết – Ứng dụng – Phân tích – Đánh giá – Sáng tạo.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng, trải nghiệm là việc sẽ rất phù hợp với cấp độ ứng dụng của tư duy. Nếu không được thực hiện trải nghiệm, trẻ sẽ không thể có khả năng sáng tạo, hay còn gọi là tư duy bậc cao.
Bố mẹ nên cho trẻ trải nghiệm như thế nào?
Cho trẻ nhỏ giai đoạn 0 – 3 tuổi trải nghiệm
Với độ tuổi này, bố mẹ nên lựa chọn cho con một môi trường phong phú. Hài hòa về cả âm thanh, màu sắc, ngôn ngữ và hình ảnh. Từ đó có thể giúp con tiếp thu một cách bị động thông qua 5 giác quan của chúng. Sự trải nghiệm khởi đầu này chỉ mang tính tích lũy để bé có thể sớm trưởng thàn hơn.
Cho trẻ từ 3 – 6 tuổi trải nghiệm
Ở độ tuổi này, bố mẹ có thể khuyến khích các con thực hiện các công việc yêu thích. Từ đó sẽ sớm phát hiện ra năng khiếu của trẻ. Đồng thời đây cũng là độ tuổi bé nên được bắt đầu trải nghiệm bằng cách tiếp xúc với cộng đồng, với xã hội.
Bố mẹ nên cho con khám phá thế giới, khám phá thiên nhiên. Hãy cho bé ra ngoài chơi nhiều hơn, cho bé học nhạc cụ hay có thể học ngôn ngữ…
Kết luận
Việc trải nghiệm của trẻ nên tùy thuộc vào điều kiện cũng như hoàn cảnh sống của gia đình và khả năng tiếp nhận kiến thức của bé. Thông qua trải nghiệm, trẻ sẽ tiếp thu được rất nhiều kỹ năng. Đặc biệt là kỹ năng quan sát, phân tích, sáng tạo, học tập, giao tiếp…
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi