Sự Thay Đổi Và Phát Triển Xương Ở Trẻ Em

Sự thay đổi và phát triển xương ở trẻ em là vấn đề nhiều bố mẹ đang quan tâm hiện nay. Cơ thể của mỗi con người được phát triển trên một bộ khung xương gồm có 206 các xương tạo thành. Hình thù của mỗi cái xương đã được hình thành ngay từ khi mới lọt lòng. Xương của trẻ dần được hoàn thiện từ những phần sụn và hoàn tất quá trình phát triển khi trẻ bước vào độ tuổi thanh niên.

Phát Triển Xương Ở Trẻ Em
Sự thay đổi và phát triển xương ở trẻ em

Quá hình hình thành và cấu tạo của xương

Xương được phát triển từ lớp trung bì. Và phát triển qua 3 giai đoạn, đó là: màng, sụn và xương khi cong là phôi thai. Những xương này giúp cho cơ bắp có thể co giãn nhờ vào sự tác động như đòn bẩy. Do đó mới có thể cử động được. Đồng thời cũng giúp bảo vệ cơ quan sinh tồn nhờ vào phần bụng, đầu và ngực.

Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, bộ xương màng của trẻ bắt đầu được hình thành. Vào tháng thứ 2, dần biến thành sụn và được thay thế bằng xương trong cuối tháng thứ 2 này.

Đối với trẻ sơ sinh, phần lớn xương được cấu tạo bằng chất liệu mềm, hay còn được gọi là sụn. Khi trẻ phát triển hơn, sụn sẽ dần biến thành và được thay thế bằng xương. Xương bao gồm thân ống ở giữa cùng với 2 đầu cùng hình thể riêng.

Khi trẻ còn nhỏ, thân ống là xương cứng, còn hai đầu đa phần là sụn mềm. Xương cứng mới bắt đầu hình thành ở 2 đầu, nối liền với xương ở phần thân ống. Quá trình phát triển xương sẽ kết thúc khi trẻ bước vào độ tuổi niên thiếu. Do vậy, xương khi trẻ còn đang nhỏ sẽ khá mềm.

>> Xem thêm: Tiết Lộ Biểu Hiện Đánh Dấu Mốc Phát Triển Của Trẻ 5 Tuổi

Sự phát triển xương

Sau khi được sinh ra, quá trình hóa xương của trẻ sẽ còn tiếp tục cho đến lúc hết tuổi trưởng thành. Qán trình thay đổi và phát triển xương của trẻ được chia ra làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn từ lúc sinh ra đến khi trẻ dậy thì: hệ xương sẽ phát triển mạnh hơn hệ sơ ở thời gian này.

  • Giai đoạn sau tuổi dậy thì: hệ xương phát triển chậm hơn hệ cơ trong giai đoạn này.

Phát Triển Xương Ở Trẻ Em
Tuổi thơ và thời niên thiếu là giai đoạn phát triển xương mạnh mẽ nhất

Giai đoạn quan trọng để xương phát triển là tuổi thơ và thời niên thiếu. Việc xây dựng xương mạnh mẽ ở các giai đoạn này thực sự rất cần thiết và quan trọng. Bởi nó sẽ duy trì sức khỏe của xương trong cả cuộc đời và tránh khỏi các vấn đề liên quan đến xương.

Ở thời thơi ấu và trong tuổi trưởng thánh, xương sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chúng đạt được khối lượng tối đa. Điều này thường xảy ra trong độ tuổi từ 18 – 25. Tuổi càng cao, cơ thể càng mất dần đi khối lượng xương. Vì vậy, nếu thúc đẩy xương phát triển tốt ở thời thơ ấu hay đầu tuổi trưởng thành, xương sẽ tốt hơn rất nhiều.

Ngoài yếu tố di truyền, hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng đối với sự phát triển của xương.

Quy luật phát triển của xương

  • Quy luật tuổi dậy thì: Xương sẽ phát triển chiều dài trước tuổi dậy thì. Còn sau tuổi dậy thì, xương sẽ phát triển độ dày của nó.

  • Quy luật dãn cách: Có sự phát triển không đồng đều về cả độ dày và chiều dài của xương. Hoặc 2 xương gần nhau thì sẽ có 1 xương phát triển, còn 1 xương sẽ tạm dừng, chúng thay đổi cho nhau.

  • Quy luật tỷ lệ: Từ nhỏ đến lúc 6 tuổi, xương sẽ phát triển 4 – 6cm/năm. Độ tuổi từ 6 – 15 tuổi, xương phát triển khoảng 7cm/năm. Và từ 15 – 25 tuổi, độ dài của xương sẽ phát triển mạnh hơn dộ dày.

>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Loại Sữa Tăng Chiều Cao Cho Bé 2 Tuổi

Sự phát triển xương của trẻ là một vấn đề vô cùng quan trọng mà phụ huynh cần phải lưu tâm. Để giúp xương của bé được phát triển một cách tốt nhất, mẹ cần phải biết kết hợp nhiều yếu tố. Từ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cho đến vận động. Khuyến khích trẻ tập thể dục, cung cấp cho bé một chế độ ăn đủ chất. Nhất là bổ sung đầy đủ lượng Canxi cần thiết vào cơ thể bé.

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích tới phụ huynh về sự thay đổi và phát triển xương của trẻ. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bố mẹ có thắc mắc cần giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *