Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh sẽ dần thay đổi theo mỗi giai đoạn. Để tìm hiểu về các mốc phát triển thị giác của con, bố mẹ có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây. Từ đó để có biện pháp cũng như định hướng để chăm sóc con một cách tốt nhất.

Phát triển thị giác của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên
Trong tuần đầu tiên sau khi được sinh ra, bé chỉ có thể nhìn thấy các sự vật ở phạm vi từ 20 – 30cm. Các bé ở độ tuổi này thường chỉ chú ý và tập trung vào sự vật chỉ trong vài giây ngắn. Ngay từ lúc mới sinh ra, các bé sẽ chỉ nhìn thấy được các vật xung quanh bằng 2 màu sắc. Đó là trắng và đen và có thể thêm sắc độ xám trung gian.
>> Xem thêm: Quá Trình Sự Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh 1 – 11 Tháng Tuổi
Thị giác của bé ở tuần tuổi thứ 2
Ở tuần tuổi thứ 2, các bé đã bắt đầu có thể nhận diện được khuôn mặt của những người thường xuyên ở bên cạnh chúng. Bé sẽ tập trung nhìn thẳng vào khuôn mặt của bạn trong một vài giây. Đặc biệt khi bạn chơi hay cười cùng với bé. Tuy nhiên, tầm nhìn của trẻ lúc này vẫn đang ở trong khoảng từ 20 – 30cm. Vì thế, khi chơi hay nói chuyện với con, hãy chú ý khoảng cách gần để trẻ dễ dàng đáp lại.
Sự phát triển thị giác của bé ở tuần tuổi thứ 3
Ở tuần thứ 3 bé vẫn chỉ nhìn rõ các sự vật trong khoảng từ 20 – 30cm, tuy nhiên đã nhận diện được khuôn mặt của bố mẹ rõ ràng hơn. Sự tập trung khi bé nhìn một ai đó hay một thứ gì đó cũng có thể kéo dài hơn. Trẻ có thể chăm chú nhìn đến 10 giây.
Dù bố mẹ dường như không thấy được sự khác biệt. Nhưng thị giác của bé lúc này đang biến chuyển một cách nhanh chóng. Vì thế, để kích thích thị giác của con, bố mẹ có thể chơi đùa và giao tiếp với bé ở khoảng cách gần. Bên cạnh đó, có thể đặt những món đồ chơi có kiểu dáng rõ ràng ngay trước mặt của con.

Thị giác của bé ở tuần thứ 4
Trong tuần tuổi thứ 4, trẻ đã bắt đầu có thể nhìn theo sự di chuyển qua lại của vật thể ở trước mặt chúng. Nhưng không đảo mắt để nhìn, mà bé làm việc này bằng cách xoay cả đầu. Bởi lúc này trẻ vẫn chưa thể điều khiển mắt di chuyển theo vật thể.
Thị giác của bé ở giai đoạn 1 tháng tuổi
1 tháng tuổi là lúc bé đã có thể di chuyển mắt và đầu theo hướng có ánh sáng. Bên cạnh đó, trẻ cũng bắt đầu ghi nhận vật thể nằm trong trục
ngang ở trước mặt của chúng. Đặc biệt là các khuôn mặt. Đây cũng là giai đoạn mà các bé chăm chú vào vật thể lâu hơn so với trước. Vì thế, bố mẹ hãy chơi với con nhiều hơn để giúp thị giác của bé phát triển một cách nhanh nhất.
Giai đoạn từ 2 – 3 tháng tuổi
-
Ghi nhận các vật thể theo cả trục dọc lẫn trục xoay của bé.
-
Bắt đầu có thể di chuyển mắt một cách độc lập (đầu giữ nguyên).
-
Nhạy bé với nguồn sáng.
-
Dùng bắt để chơi và nghiên cứu bàn chân và bàn tay của mình.
-
Dễ bị mất tập trung bởi nhiều hình ảnh thú vị và mới lạ khác.
-
Giữ tiếp xúc các vật bằng mắt ở cường độ caao và trong thời gian dài hơn.
>> Xem thêm: Sự Phát Triển Của Trẻ Trong 1000 Ngày Đầu Đời

Giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi
-
Nhìn, chơi và nghiên cứu bàn tay và bàn chân của mình (như một món đồ chơi).
-
Quan sát khi đồ chơi di chuyển, rơi hay lăn.
-
Hướng mắt di chuyển theo vật ở ở trục ngang (nhìn từ phải qua trái và ngược lại).
-
Tập trung quan sát được nhiều vật thể hơn, hầu như khắp căn phòng.
-
Mở rộng mức độ tập trung và phạm vi thị giác.
-
Thích nhìn những hình ảnh phản chiếu (như khi trẻ nhìn thấy mình trong gương hay trong camera điện thoại).
-
Di chuyển mắt một cách độc lập với đầu.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp tới phụ huynh những thông tin về sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Thị giác là một phần rất quan trong của cơ thể. Để tránh những vấn đề có liên quan đến mắt mà bé có thể gặp phải trong tương lai, bố mẹ nên chăm sóc mắt cho con một cách cẩn thận ngay từ bây giờ. Hãy theo dõi mắt của bé thường xuyên, nếu có bật thường, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi