Sự phát triển của tuổi thiếu niên về mặt sinh lý có đặc điểm là tốc độ phát triển của cơ thể khá mạnh và nhanh. Tuy nhiên lại không đồng đều về mọi mặt. Bên cạnh đó còn xuất hiện những hiện tượng dậy thì. Đó chính là cột mốc đánh đâu sự trưởng thành của trẻ về hệ sinh dục. Ở lứa tuổi này, sự cải tổ về cơ thể và sinh lý chính là giai đoạn bức phá trong cuộc đời trẻ. Để hiểu hơn về sự phát triển mạnh mẽ này, mời bố mẹ theo dõi bài viết phía dưới.

Sự phát triển về chiều cao và cân nặng
Chiều cao của các bé ở độ tuổi thiếu niên tăng nhanh một cách đột ngột. Tầm vóc của các em lớn nhanh mà bố mẹ có thể thấy một cách rõ ràng. Nhất là vào thời điểm bùng phát của tuổ dậy thì,, trung bình các bé gãi sẽ cao thêm 5 – 6cm/năm và các bé trai cao thêm khoảng 6 – 7cm/năm. Còn về cân nặng, hằng năm các em có thể tăng từ 2,4 – 6kg.
Tuy nhiên, những năm gần đây, chiều cao và cân nặng của các bé ở tuổi thiếu niên phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Vì thế mà trở nên cao to hơn so với trẻ em ở những năm trước. Thậm chí còn có nhiều hiện tượng béo phì.
>> Xem thêm: Bổ Sung Vitamin Và Khoáng Chất Cho Trẻ Em Thế Nào Là Hợp Lý?
Sự phát triển của hệ cơ xương
Ở độ tuổi thiếu niên, hệ xương của trẻ đang diễn ra quá trình cốt hóa về hình thái. Giai đoạn này, các bé gái đang diễn ra quá trình hình thành các mảnh xương chậu để có thể đáp ứng được chức năng làm mẹ sau này. Vì thế, bố mẹ không nên cho các em đi giày quá cao ở thời kỳ này để không bị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Hệ xương sống của trẻ dưới 14 tuổi vẫn còn nhiều các đột sụn đang cốt quá. Vì thế, rất dễ bị cong vẹo nếu ngồi hay hoạt động sai tư thế. Do đó, bố mẹ cần chú ý để nhắc nhở các con.
Hệ cơ xương phát triển rất mạnh mẽ nên đa phần các em đều có sức lực tương đối khá. Vì thế mà rất hiếu động và thích được thử sức mình qua những công việc nặng. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý không để các con hoạt động quá sức. Do bộ xương lúc này vẫn chưa cốt hóa hoàn toàn.
Sự phát triển của hệ tim mạch
Hệ tim mạch của các bé độ tuổi thiếu niên phát triển nhanh. Tuy nhiên cũng không cân đối. Thể tích tim tăng nhanh hơn, hoạt động của tim cũng mạnh mẽ hơn. Nhưng đường kinh của đường máu lại phát triển chậm hơn. Điều này dẫn đến sự rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu.
Vì thế, các bé ở độ tuổi này thường hay cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt… Bên cạnh đó, tim có thể đập nhanh hơn, huyết áp không ổn định khi hoạt động quá lâu hay quá sức.

Sự phát triển của hệ thần kinh
Hoạt động thần kinh của trẻ ở độ tuổi thiếu niên cũng chưa được cân bằng. Hưng phấn thường sẽ mạnh hơn ức chế. Vì thế các em thường ham hoạt động và có xu hướng hiếu động. Trong một số hành động hay có thêm những động tác phụ khác dẫn đến sự hậu đậu.
Bên cạnh đó, hưng phấn mạnh cũng sẽ khiến cho các em dễ bị kích động, khó làm chủ cảm xúc. Vì thế thường sẽ vị phạm kỷ luật, có những hành vi bốc đồng. Thậm chí còn thiếu tôn trọng người khác. Chính vì sự hưng phấn và ức chế không cân bằng nên thiếu niên thường sẽ có những hành vi trái ngược, đối lập nhau. Chẳng hạn như lúc mệt mỏi, tỏ vẻ thờ ơ, lúc lại ồn ào, náo nhiệt.
>> Xem thêm: Những Thay Đổi Cơ Thể Của Bé Gái Khi Bước Vào Độ Tuổi Dậy Thì
Sự phát triển của hệ nội tiết
Bước vào độ tuổi thiếu niên, các tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh hơn. Tuy nhiên cũng chưa ổn định (đặc biệt là hooc-mon của tuyến sinh dục và tuyến giáp tạng. Vì thế, các em dễ xức động, thậm chí còn bực tức và nổi khùng. Nếu phụ huynh không kiên nhẫn và biết cách thuyết phục thì trẻ có thể dễ dàng phản ứng mạnh hơn.
Tuy nhiên, những hiện tượng trên chỉ mang tính chất tạm thời. Vào khỏng 15 tuổi trở đi, các em sẽ bước vào độ tuổi gọi là thanh niên với sự phát triển hài hòa hơn về mọi mặt.
Kết luận
Tuổi thiếu niên được xem là thời kỳ quá độ. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ thế giới trẻ con sang thế giới của người lớn. Các em phát triển một cách đầy biến động, có sự nhảy vọt cả về tinh thần lẫn thể chất.
Hi vọng rằng, qua bài viết trên, bậc phụ huynh đã phần nào hiểu được sự phát triển của con cái khi chúng bước đến đọ tuổi thiếu niên. Từ đó có thể chăm sóc cũng như có biến pháp đúng đắn để nuôi dạy con.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi