Sự Phát Triển Của Trẻ Từ 3 Đến 6 Tuổi Ở Từng Giai Đoạn

Sự phát triển của trẻ từ 3 đến 6 tuổi có sự thay đổi về thể lý, sinh lý và tâm lý. Sự thay đổi đó sẽ là bước đệm để trẻ chuẩn bị vào giai đoạn học đường. Theo dõi bài viết dưới đây để biết được các giai đoạn phát triển của bé ở độ tuội này. Từ đó để bố mẹ kịp thời phát hiện những cản trở có thể khiến bé chậm phát triển.

Sự Phát Triển Của Trẻ Từ 3 Đến 6 Tuổi Ở Từng Giai Đoạn
Sự Phát Triển Của Trẻ Từ 3 Đến 6 Tuổi Ở Từng Giai Đoạn

Sự phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi

Về kỹ năng cá nhân –  xã hội

  • Trẻ tự biết mặc quần áo, tự đi giày dép đúng chân, tự đánh răng một cách thuần thục.

  • Tự rửa tay có mục đích. Chẳng hạn như khi tay dính bẩn, sau khi đi vệ sinh,…

  • Chơi cùng với nhóm bạn và nhớ tên những đứa trẻ trong nhóm.

  • Trẻ cảm thấy thích thú khi được vui chơi với mọi người xung quanh, nhất là những người bạn đồng trang lứa.

  • Biết quan sát và bắt chước những hành vi của mọi người.

  • Biết nhờ người khác giúp đỡ khi gặp khó khăn. Ví dụ như không thể mở được hộp đồ chơi, nắp chai nước,…

  • Biết thể hiện sở thích của mình một cách tự nhiên khi vui chơi với những người quen thuộc.

  • Trẻ biết tự chuẩn bị đồ ăn, dụng cụ ăn khi dọn bữa cơm.

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Chọn Sữa Công Thức Tốt Cho Bé Phát Triển Toàn Diện

Về kỹ năng vận động tinh tế thích ứng

  • Trẻ biết vẽ những đường nét rõ nét hơn so với lúc trước. Thậm chí có nhiều đứa bé cong có thể vẽ được hình dáng của con người.

  • Trẻ có thể mở được cửa bằng việc xoay núm khóa, biết nhắc bố mẹ khóa cửa trước khi đi ngủ.

  • Biết sử dụng một số vật dụng khi ăn uống.

  • Thực hiện các phong trào như chuyển động nhịp nhàng, nhảy múa cùng với mọi người.

  • Trẻ cuối 4 tuổi sẽ có thể viết được một số chữ cái, số.

Sự phát triển của trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Trẻ 3 – 4 tuổi rất thích thú khi được nhảy múa, chuyển động nhịp nhàng cùng với người lớn

Về ngôn ngữ

  • Trẻ hiểu được những lòi mà chúng nói ra.

  • Có thể nói đầy đủ họ tên của mình một cách rõ ràng. Biết tên ông bà, bố mẹ và những thành viên trong khác trong gia đình, bạn bè thường chơi với nhau,…

  • Hiểu được ý nghĩa của khá nhiều từ ngữ.

Sự phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi

Về kỹ năng cá nhân –  xã hội

  • Trẻ biết phân loại những thứ có thể hay không thể ăn được.

  • Biết xác định chính xác những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cá nhân.

  • Biết tránh xa và không chơi với những đồ vật có thể gây sát thương cho bản thân.

  • Hiểu được sự khác biệt giữa cảm giác an toàn và không an toàn.

  • Biết tuân thủ các quy tác an toàn cơ bản kho tham gia giao thông.

Về kỹ năng vận động tinh tế thích ứng

Vận động tinh tế ở giai đoạn này của trẻ dường như đã khéo léo hơn và tốt hơn ở độ tuổi trước đó.

  • Trẻ biết sử dụng một số vật liệu vẽ và nghệ thuật khác nhau.

  • Biết cắt theo đường cong, đường tròn, đường thẳng,…

Về ngôn ngữ

  • Trẻ thường xuyên đặt ra những câu hỏi để tìm sự giải đáp của người lớn.

  • Biết đề cập đến những mong muốn cũng như suy nghĩ của người khác khi trẻ diễn giải hành vi của họ.

  • Trẻ biết đọc và viết những câu đơn, câu phức. Bên cạnh đó còn có thể đếm được nhiều số hơn. Nếu được hướng dẫn, bé còn biết thực hiện các phép tính toán như cộng, trừ.

  • Trẻ có thể nhớ và đọc được một đoạn thơ ngắn hoặc hát được một bài hát trọn vẹn.

sự phát triển của trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Trẻ từ 4 – 5 tuổi có thể thực hiện được accs phép tính cơ bản nếu được hướng dẫn

Sự phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi

Về kỹ năng cá nhân –  xã hội

  • Trẻ có thể chứng minh nhận thức về ý nghĩa trong những hành động.

  • Trẻ biết ứng xử theo những quy tắc cụ thể ở các tình huống.

  • Biết tham gia vào những hoạt động trong nhóm.

  • Trẻ dễ tương tác hơn với những người lớn quen thuộc.

  • Hiểu được một số hành vi của con người có thể làm ảnh hưởng đến những người khác.

Về kỹ năng vận động tinh tế thích ứng

  • Trẻ có xu hướng sử dụng độc lập và dễ dàng những vật liệu và các đồ kỹ thuật khác để vẽ.

  • Trẻ thể hiện mog muốn được tìm kiếm những thông tin về các vật thể thú vị hay muốn học cách làm đồ chơi.

>> Xem thêm: Bỏ Túi Ngay 6 Cách Tăng Chiều Cao Cho Bé Để Không Phải Tiếc Nuối Về Sau

Về ngôn ngữ

  • Trẻ biết sử dụng các hình thức lễ phép, lịch sự khi giao tiếp với người lớn tuổi hơn mình.

  • Có thể nói và bình luận về tình hình của những người khác nhau ở các bối cảnh tự nhiên và xã hội khác nhau.

  • Trẻ biết thể hiện sự thất vọng bằng sự phối hợp của lời nói và biểu cảm.

Sự phát triển của trẻ từ 3 đến 6 tuổi sẽ có nhiều sự thay đổi. Ngoài sự chuyển biến lớn còn có cả những thay đổi có có thể nhận thấy. Vì thế, phụ huynh cần quan sát và quan tâm con nhiều hơn để có thể hiểu được tình trạng phát triển hiện tại của trẻ. Hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của con ở độ tuổi mầm non.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *