Sự Phát Triển Của Trẻ Trong 1000 Ngày Đầu Đời

Sự phát triển của trẻ là vấn đề bố mẹ nào cũng quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là trong 1000 ngày đầu đời. Đây được xem là giai đoạn vàng quan trọng nhất trong sự phát triển vượt bậc cả về trí tuệ lẫn thể chất. Nếu bố mẹ bỏ lỡ thời kỳ này thì sẽ khó có cơ hội để có thể bù đắp. Để hiểu rõ hơn về 1000 ngày đầu đời của con, bố mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Sự Phát Triển Của Trẻ

Khái niệm 1000 ngày đầu đời trong sự phát triển của trẻ

Theo quan điểm của quốc tế, 1000 ngày đầu đời của trẻ được tính bắt đầu từ khi thai nghén trọng bụng của mẹ. Cho đến ngày bé sinh nhật tròn 2 tuổi. Đây là một giai đoạn cửa sổ rất quan trọng. Nó làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện của con. Đặc biệt là trong 5 năm đầu tiên và cả sau này.

Đối với Việt Nam, định nghĩa về 1000 ngày đầu đời của trẻ vẫn chưa có bất kỳ một văn bản nào chính thống của nhà nước. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế đều có đề cập đến. Ví dụ như UICEF, Save the Children. Theo các bài viết và trong cuộc hội thảo, 1000 ngày được tính từ khi bé chào đời đến ngày sinh nhật tròn 3 tuổi.

Tốc độ phát triển của các khớp nối thần kinh của bé từ bào thai đến 24 tháng tuổi

Theo nghiên cứu khoa học, ở giai đoạn 0 – 2 tuổi, não bộ của trẻ phát triển chóng mặt. Khả năng kết nối giữa các tế bào não bộ có thể lên đến 70 – 80%. Và được hoàn thiện trước khi trẻ được 3 tuổi tròn. Từ lúc mới sinh tới khi được 9 tháng tuổi, các khớp nổi thần kinh được phát triển một cách nhanh chóng.

Số lượng khớp nối ở trẻ 2 tuổi có thể gần tương đương với người trưởng thành. Đến khi trưởng thành, một số khớp nối sẽ bị chết đi bởi nó không được hoạt hóa. Còn một số khác thì vẫn phát triển đa chiều bởi trải nghiệm từ cuộc sống mang lại.

Sự Phát Triển Của Trẻ

Từ khi thai nhi được 28 tuần tuổi, các khớp nối thần kinh đã bắt đầu được hình thành. Đỉnh điểm nhất về phát triển số lượng là khi trẻ ở độ tuổi từ 6 – 24 tháng. Trước 24 tháng tuổi, trung bình sẽ có khoảng 700 khớp nối thần kinh được kết nối trong vòng 1 giấy. Từ 2 – 5 tuổi, các khớp trên 1mm3 vẫn tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên sẽ có xu hướng giảm dần.

Sự phát triển các giác quan trong 1000 ngày đầu đời của trẻ

Khoa học ở thế kỷ XXI đã đạt được nhiều tiến bộ. Đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu sự phát triển và tiềm năng của con người. Trong đó, sự phát triển các giác quan của bé là một thành tựu không thể không kể đến. Nó làm nền tảng để định hướng giáo dục cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hay những người có ý định sinh con.

Theo nghiên cứu, ở giai đoạn cuối thai kỳ (từ 7 – 9 tháng mang thai), bé bắt đầu phát triển rất nhiều. Đặc biệt là các giác quan về nhìn – nghe, khả năng ngôn ngữ và nhận thức. Bắt đầu từ lúc mới sinh cho đến khi được 6 tháng tuổi, thị giác và thính giác của bé phát triển với tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên, đến giai đoạn từ 6 tháng – 5 tuổi, tốc độ phát triển sẽ chậm hơn.

Do đó, giai đoạn 2 tuần tuổi và giai đoạn từ 6 – 8 tháng chính là giai đoạn vàng để có thể đánh giá khả năng thính lực ở trẻ nhỏ.

Sự Phát Triển Của Trẻ

Hiệu quả đầu từ cho bé trong 1000 ngày đầu đời

Đầu tư cho sự phát triển của bé ở giai đoạn đầu đời là điều vô cùng quan trọng. Đầu tư ở đây là đầu tư dinh dưỡng, đầu tư học tập, đầu tư vui chơi…Nếu bố mẹ đợi đến khi con học mẫu giáo thì đã quá muộn.

Đầu tư cho sự phát triển của bé trong 1000 ngày không chỉ tập trung vào dinh dưỡng, học tập… Bố mẹ cần tác động lên các mặt phát triển đa diện ở trẻ. Chẳng hạn như sức khỏe thức thể, dinh dưỡng, tâm lý và cả về cảm xúc xã hội.

1000 ngày đầu đời là giai đoạn được coi là quan trọng nhất của sự phát triển toàn diện ở trẻ. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu về chặng đường phát triển của con. Từ đó sẽ có thể nuôi dưỡng, chăm sóc và có định hướng về sau cho con.

Hi vọng bài viết trên đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bố mẹ về sự phát triển của con trong 1000 ngày đầu đời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *