Răng của trẻ sơ sinh và người ở độ tuổi trưởng thành có nhiều điểm khác biệt lớn. Khi còn nhỏ, trẻ sẽ có 20 chiếc răng sữa và sẽ có 32 chiếc răng vĩnh viễn khi trưởng thành. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của răng ở trẻ, mời phụ huynh theo dõi bài viết dưới đây.

Cấu trúc của răng
Mỗi một chiếc răng đều có cấu tạo 3 lớp, đó là: men, ngà và tủy.
-
Men răng: Là lớp màu trắng ở bên ngoài, có thể nhìn thấy được một cách dễ dàng. Bề mặt cứng này có chức năng bảo vệ các lớp bên trong của răng tránh tác hại của chấn thương hoặc sâu răng. Men là mô cứng nhất trong toàn bộ cơ thể của người.
-
Ngà răng: Đây là lớp giữa của răng, nó gần giống với mô xương. Ngà răng chiếm phần lớn trong cấu trúc của mỗi chiệc răng.
-
Tủy: Tủy là lõi sống của mỗi chiếc răng. Đây là lớp ở trong cùng. Cấu tạo của tủy răng bao gồm dây thần kinh và máu.
Mỗi chiếc răng gồm có 3 phần chính, đó là: thân răng, cổ răng và chân răng:
-
Thân răng là phần răng ở phía trên đường viền nướu.
-
Chân răng là phần răng bên dưới đường viền nướu, có chức năng gắn răng vào xương hàm.
> Xem thêm: Các Cột Mốc Phát Triển Của Trẻ Nên Đạt Được Trước 1 Tuổi
Răng của trẻ sơ sinh
Trung bình, trẻ sơ sinh bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi bước vòa tháng thứ 6. Tất cả răng sữa của một đứa bé sẽ mọc trong khoảng từ 2 – 3 tuổi. Lúc này, răng trẻ sơ sinh được gọi là răng sơ cấp, bởi chúng chỉ là tạm thời và sẽ bị rụng. Một bộ răng sữa đầy đủ sẽ có 20 chiếc răng bao gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới.
Khi còn nhỏ, miệng của trẻ vẫn chưa đủ lớn để có đủ bộ răng trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần răng để có thể nhai thức ăn. Vì thế, tất cả đứa trẻ được sinh ra đều xuất hiện đầy đủ cả 2 bộ răng. Đầu tiên sẽ là những chiếc răng sữa, sau đó chúng sẽ rụng đi khi trẻ lớn hơn và mọc lại lần lượt những chiếc răng trưởng thành lớn hơn.
Răng sữa chỉ mọc trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, nhưng chúng lại có vai trò rất quan trọng:
-
Tạo ra không gian cho việc mọc răng vĩnh viễn.
-
Tạo cầu trúc bình thường cho khuôn mặt.
-
Hỗ trợ bé phát triển giọng nói rõ ràng.
-
Giúp trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất.
-
Giúp mang lại sự khởi đầu khỏe mạnh cho răng vĩnh viễn sau này.

Mặc dù răng sữa chỉ là tạm thời, nhưng bố mẹ cũng cần giúp trẻ giữ sạch sẽ để răng được khỏe mạnh. Từ đó sẽ giúp duy trì sức khỏe răng miêng suốt đời. Tình trạng sâu răng ở thời thơ ấu có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng khi trưởng thành.
Khi trưởng thành, con người sẽ có bao nhiêu răng?
Trẻ rụng răng sữa và bắt đầu mọc răng trưởng thành sớm nhất là khi lên 5 tuổi. Khi bươc vào tuổi thiếu niên, trẻ sẽ có đủ bộ răng trưởng thành gồm 32 chiếc. Răng trưởng thành hay răng vĩnh viễn bao gồm: răng cửa, răng tiền, răng nanh và răng hàm:
-
8 răng cửa: Những chiếc răng cửa này rất sắc, có tác dụng để cầm và cắt thức ăn. Răng cửa cũng giúp cảm nhận được kết cấu của từng loại thức ăn khi cho vào miệng.
-
4 răng nanh: Là những chiếc răng nhọn ở trên và dưới. Răng nanh hay còn được gọi là răng khểnh, chúng có chóm để cắn và xé thức ăn.
-
8 răng tiền hàm: Những chiếc răng tiền hàm nằm giữa răng nanh và răng hàm. Chúng trông giống như răng hàm. Nhưng chúng có 2 chóp và đôi khi còn gọi là bicuspids. Răng tiền hàm có tác dụng cắt và xé thức ăn.
-
12 răng hàm: Răng hàm có bề mặt nhai khá rộng, giúp nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt. Chúng bao gồm răng khôn và bộ răng hàm thứ 3. Chúng có thể xuất hiện muộn nhất là vào năm 29 tuổi và thường sẽ bị loại bỏ sau đó.
Trong tất cả những chiếc răng, chiếc nào cũng có chức năng riêng của chúng trong quá trình nhai và ăn uống. Vì thế, hãy chăm sóc răng miệng thất tốt từ khi trẻ còn ngỏ để giữ cho niếu khỏe mạnh, tránh sâu răng và gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe tổng thể khác.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi