Rối loạn tăng động – giảm chú ý (ADHD) ở trẻ là là một triệu chứng điển hình và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Trẻ bị ADHD thường không thể tập trung, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng. Điều này tạo ra nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, học tập của con.
Tổng quan về rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ
Rối loạn tăng động – giảm chú ý (ADHD) được coi là một bệnh lý và chúng có thể tiếp diễn đến tuổi trường thành. Trẻ bị ADHD sẽ khó duy trì khả năng tập trung, hiếu động quá mức và có các hành vi bốc đồng. Từ đó con dễ gặp rắc rối với các mối quan hệ xã hội và có thành tích học tập kém khi không thể tập trung. Các triệu chứng sẽ giảm dần theo độ tuổi nhưng ở một số người không dứt điểm được.

Biểu hiện của trẻ bị rối loạn tăng động
Biểu hiện của rối loạn tăng động ở bé trai và bé gái sẽ có sự khác biệt. Điển hình như con trai hiếu động hơn và con gái có thể có xu hướng lặng lẽ, vô tâm. Theo nghiên cứu, có 3 dạng của tăng động, giảm chú ý. Đó là: vô tâm (giảm chú ý), hiếu động bốc đồng và kết hợp.
Giảm chú ý
Trẻ thuộc nhóm có khuynh hướng giảm chú ý thường có biểu hiện các hành vi:
-
Không chú ý đến chi tiết, thường xuyên mắc lỗi bất cẩn, cẩu thả trong học tập.
-
Gặp khó khăn trong việc tập trung khi làm bài tập hoặc cả vui chơi.
-
Không lắng nghe đối phương nói, ngay cả khi nói chuyện trực tiếp với trẻ.
-
Gặp khó khăn trong việc làm theo sự chỉ dẫn và không hoàn các nhiệm vụ như bài tập, việc nhà (nhưng không phải chống đối).
-
Gặp khó khăn trong các hoạt động tổ chức.
-
Tránh, không thích hoặc miễn cưỡng các nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực tinh thần tập trung.
-
Hay đánh mất các vật dụng cần thiết cho việc học hoặc các hoạt động. Ví dụ như đồ chơi, bài tập, bút chì, sách…
-
Dễ bị phân tâm
-
Quên làm một số hoạt động hàng ngày.
Tăng động và bốc đồng
Trẻ mắc ADHD có xu hướng hiếu động và bốc đồng có thể thường xuyên:
-
Thể hiện biểu hiện lo lắng bằng việc chạm tay hoặc chân vào nhau, hoặc vặn vẹo trên ghế.
-
Gặp khó khăn khi ngồi im một chỗ.
-
Thường xuyên di chuyển, chuyển động chân tay, cơ thể liên tục.
-
Chạy xung quanh hoặc leo trèo trong các nhiều tình huống không thích hợp.
-
Gặp khó khăn khi chơi hoặc thực hiện một hoạt động cần giữ sự im lặng, yên tĩnh.
-
Nói quá nhiều.
-
Ngắt lời.
-
Gặp khó khăn khi chờ đợi.
-
Xâm phạm vào trò chơi hoặc hoạt động của người khác.
Kết hợp
Là những trẻ có hiểu hiện của cả hai xu hướng trên. Hầu hết trẻ em đều có biểu hiện vô tâm, hiếu động hoặc bốc đồng ở một số thời điểm. Ngay cả ở tuổi thanh thiếu niên. Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc nếu không được bố mẹ can thiệp kịp thời.
Hậu quả của việc tăng động quá mức ở trẻ
Rối loạn tăng động ở trẻ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển của con. Điển hình như:

-
Tính tình nóng nảy, bồng bột, hung hăng, có xu hướng bạo lực khi trưởng thành.
-
Hành động thiếu suy nghĩ, dễ gây ra những hành vi nguy hiểm.
-
Kết quả học tập sa sút, khó theo kịp bạn bè đồng trang lứa.
-
Khó kết bạn và duy trì các mối quan hệ lâu dài.
-
Tăng nguy cơ lạm dụng các chất gây nghiện, rượu bia, thuốc lá khi lớn lên.
-
Nguy cơ cao xuất hiện kèm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, rối loạn chống đối, rối loạn hành vi, cảm xúc
Hướng dẫn cha mẹ cách phòng tránh và khắc phục rối loạn tăng động ở trẻ
Để triệu chứng này dứt điểm ở trẻ, gia đình cần kết hợp dùng thuốc đặc trị với các liệu pháp tâm lý. Một hóa hóa dược như Clonidine thường được sử dụng phổ biến. Kết hợp với đó là các liệu pháp tâm lý bài bản cho con.
Để phòng tránh và giảm các triệu chứng ở trẻ, cha mẹ cần:
-
Luôn đưa ra quy tắc rõ ràng, ngắn gọn để trẻ hiểu chính xác.
-
Hãy giao việc cho con để giúp trẻ nâng cao cảm giác về trách nhiệm.
-
Tập cho trẻ thói quen làm việc có kế hoạch và theo dõi, giúp đỡ trở khi cần.
-
Tạo cho cho thói quen chú ý nghe nhìn khi cha mẹ nói.
-
Tạo sự quan tâm, động viên trẻ.
-
cho con tham gia các hoạt động thể dục.
-
Kiểm điểm con khi làm sai nhưng không đánh mắng.
Trẻ con vốn tò mò, hiếu động nhưng lại rất dễ tổn thương. Bởi vậy, khi con xuất hiện triệu chứng rối loạn tăng động, mẹ hãy đồng hành để trẻ phát triển hoàn thiện.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi