Các bệnh lý rối loạn tâm thần ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của bé. Triệu chứng của những chứng rối loạn tâm lí, thần kinh ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng, do đó ba mẹ rất khó để chẩn đoán. Phụ huynh cần biết thêm kiến thức và có các phương pháp giúp con thoát khỏi triệu chứng rối loạn tâm lý ở trẻ. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới của Cùng Con Khôn Lớn sẽ chia sẻ thông tin cần thiết cho bố mẹ!

Các triệu chứng rối loạn tâm lý ở trẻ
Rối loạn lo âu là biểu hiện phổ biến nhất ở lứa tuổi trẻ. Sợ hãi quá mức, buồn rầu hoặc trạng thái lo lắng, bực bội… đều có thể là rối loạn tâm lý. Theo một nghiên cứu trẻ từ 9 đến 17 tuổi. Ước chừng 13/100 trẻ bị các rối loạn lo âu, các rối loạn lo âu bao gồm:
-
Rối loạn lo âu: Trẻ bị rối loạn lo âu thường đáp ứng với những tình huống một cách sợ hãi. Cũng như các dấu hiệu của lo lắng, căng thẳng mạnh và đổ mồ hôi.
-
Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý: Trẻ bị ADHD thường có vấn đề chú ý hay tập trung, dường như không thể làm theo hướng dẫn. Dễ chán với các trò chơi hoặc việc làm nào đó. Chúng có xu hướng di chuyển liên tục và bốc đồng (không suy nghĩ trước khi hành động).
-
Rối loạn phát triển lan tỏa: Trẻ với những rối loạn này thường bị mơ hồ trong suy nghĩ. Những vấn đề hiểu biết về thế giới xung quanh chúng.
-
Rối loạn học tập và giao tiếp: Trẻ có những rối loạn này có vấn đề về lưu trữ và xử lý thông tin.
-
Rối loạn tâm trạng: Những dấu hiệu này liên quan đến cảm giác buồn dai dẳng hay nhanh chóng thay đổi cảm xúc và rối loạn lưỡng cực.
-
Tâm thần phân liệt: Rối loạn này liên quan đến những suy nghĩ và nhận thức méo mó về cuộc sống và hành động.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn tâm lý ở trẻ
-
Thay đổi tâm trạng: Bạn có thể nhìn thấy những cảm xúc buồn kéo dài ít nhất 2 tuần. Hay thay đổi tâm trạng nghiêm trọng trong các mối quan hệ của bé.
-
Thay đổi hành vi: Các thay đổi mạnh mẽ, vượt khỏi tầm kiểm soát trong hành vi hay nhân cách. Những hành vi muốn chiến đấu, sử dụng vũ khí, muốn sát thương ai. Đó cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
-
Triệu chứng vật lý: Khác với người lớn, trẻ có vấn đề về tâm thần. Thường có thể bị nhức đầu hay đau bụng hơn là buồn và lo lắng.
-
Tự hại bản thân: Các hành vi tự làm tổn hại cơ thể như cắt tay hoặc tự làm bỏng. Trẻ với các bệnh lý tâm cũng có thể có suy nghĩ tự tử.
-
Lạm dụng chất gây nghiện: Một số trẻ sử dụng ma túy hay rượu để đối phó với cảm xúc của họ.
Khi nào phụ huynh cần can thiệp đối với tâm lý con trẻ?
Các vấn đề trở nên đáng lưu ý hơn khi những vấn đề đó có tính chất bộc lộ khó kiểm soát. Kéo dài và gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của đứa trẻ. Lúc đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám tâm lý. Để được xác định về mức độ rối loạn của con em mình.
Trước hết, nếu có điều kiện hãy hỏi ý kiến bác sĩ và yêu cầu khám kiểm tra sức khỏe toàn diện cho con em mình. Cho bác sĩ biết về những hành vi của trẻ khiến cha mẹ cảm thấy lo ngại. Hãy hỏi bác sĩ để biết có cần đưa con đi khám chuyên khoa tâm lý. Sau đó mẹ tìm đến các phòng khám có chuyên khoa sâu về tâm lý trẻ để theo dõi cho con.
Cha mẹ cũng nên liên lạc với trường của con mình. Bởi vì đa số thời gian trong ngày của trẻ là ở trường. Các giáo viên của trường cũng có thể có những đánh giá hay phát hiện cần thiết. Ngoài ra cha mẹ có thể tìm kiếm các thông tin trên mạng Internet đọc thêm. Nếu phát triển thông tin giống biểu hiện của con.

Các biện pháp điều trị rối loạn tâm lý ở trẻ
Các chứng rối loạn tâm lý có thể chữa khỏi được bằng các liệu pháp tâm lý trị liệu và dược lý. Nhưng với tình trạng rối loạn hiếu động kém chú ý thì chỉ làm giảm thiểu đến mức thấp nhất. Và chỉ cải thiện được sau một chương trình can thiệp kéo dài. Trong ít nhất là 6-12 tháng và không cần dùng đến các loại thuốc về tâm thần.
Trẻ có thể điều trị nội khoa, dùng thuốc để điều trị bệnh lý thần kinh. Mục đích của dùng thuốc là chống loạn thần, giải lo âu, chống trầm cảm. Hoặc một số thuốc có thể giúp ổn định tâm trạng của bé. Giúp hệ thần kinh của trẻ vận động bình thường.
Liệu pháp tâm lý được bác sĩ thực hiện nhằm giải quyết những cảm xúc tiêu cực của trẻ tâm thần. Đây là quá trình các chuyên gia tại bệnh viện giúp trẻ đối diện với bệnh tật.
Gia đình và bác sĩ sử dụng lời nói, trò chuyện về các phương pháp để giúp trẻ hiểu. Biện pháp này thường được sử dụng là liệu pháp ủng hộ, nhận thức hành vi. Từ đó hoàn thiện và thay đổi tương tác với gia đình, tập thể.
Liệu pháp sáng tạo gồm những liệu pháp nghệ thuật, có thể là chơi đùa. Điều đó rất hữu ích cho trẻ mắc các bệnh lý thần kinh, tâm thần. Đặc biệt là trẻ đang gặp nhiều vấn đề trong việc thể hiện cảm xúc và suy nghĩ.
Kết luận
Sự kết hợp các biện pháp điều trị này, gọi là liệu pháp đa phương tiện, đôi khi có thể đạt hiệu quả tốt. Nhưng điều quan trọng là các biện pháp điều trị thường cần phải được điều chỉnh. Sao cho phù hợp với tình trạng và năng lực của đứa trẻ.
Với sự can thiệt từ gia đình dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Nhờ hỗ trợ thích hợp, bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về bệnh, tình trạng của trẻ. Cũng như các lựa chọn điều trị để giúp cho bé khỏe mạnh hơn!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi