Trong những tháng đầu đời, của mẹ nên tìm hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh để có những phương pháp chăm sóc bé phù hợp. Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 1 – 11 tháng. Đây là giai đoạn trẻ chưa biết nói. Tuy nhiên vẫn có thể giao tiếp và học hỏi được được nhiều điều. Theo dõi bài viết dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu về những thông tin trong quá trình phát triển của trẻ.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có tầm nhìn tốt nhất trong khoảng từ 20 – 38cm. Khi mắt phát triển hơn, trẻ sẽ thường nhìn xung quanh mình. Và đặc biệt sẽ tập trung vào khuôn mặt của những người đối diện. Vì thế, đây là thời gian mà các mẹ cần ở bên cạnh con càng nhiều càng tốt.
Khi trẻ đang thức, mẹ hãy kề sát mặt của mình với con. Lúc đó, bé sẽ nhìn một cách trì mến để có thể tăng sự kết giao giữa mẹ và con.
Quá trình phát triển của bé sơ sinh 2 tháng tuổi
2 tháng tuổi là thời gian để mẹ có thể giúp bé phát triển tốt hơn. Có thể dử dụng cách nhẹ nhàng nắm tay bé và vỗ vỗ vào nhau kết hợp với tiếng hát khe khẽ. Điều này sẽ làm cho bé quen dần với điệu bộ và ngôn ngữ. Từ từ các bé sẽ có thể bắt chươc được.
Do đó, hãy cười thật tươi và vỗ tay khen mỗi khi bé bắt chước giống mình. Làm những cử chỉ và hành động khác nhau lặp đi lặp lại thường xuyên. Chỉ sau vài tháng, chắc chắn các mẹ sẽ thấy con làm y hệt giống mẹ.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
3 tháng là giai đoan bé đã bắt đầu biết quơ tay để chơi hay mong muốn cái gì đó. Để giúp con phát triển hơn trong sự kết hợp các bộ phận, mẹ có thể chọn những món đồ chơi đa dạng màu sắc. Và luôn để trong tầm tay bé để chúng dễ dàng nắm lấy.
Thay đổi của trẻ sơ sinh khi được 4 tháng tuổi
4 tháng tuổi là lúc bé bắt đầu thích học hỏi với những thứ mới lạ xung quanh. Từ cách vận động, giọng nói, cảm xúc đến con người,… Đây là lúc trẻ đã có thể bộc lộ được cảm xúc của chính mình. Đó có thể là vui sướng khi có được món đồ chơi màu mè, hay mếu máo khi bị lấy mất đồ chơi…
Đây chính là thời điểm bé bắt đầu hình thành phản xạ.

Phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
Vào 5 tháng tuổi, chức năng tai và mắt của bé đã được hoàn thiện như người trưởng thành. Trẻ bắt đầu học cách giao tiếp bập bẹ bằng những từ ngữ đơn giản.
Do đó, bố mẹ hãy tập cho bé giao tiếp bằng cách nói chuyện với con nhiều hơn. Có thể sử dụng lặp đi lặp lại một từ nào đó để bé nhớ lâu hơn. Đặc biệt, đây cũng là lúc bố mẹ nên đọc sách, đọc truyện cho con nghe và dạy bé gọi tên các đồ vật để nhận diện.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi
Khi con đã chạm đến mốc 6 tháng tuổi, chúng sẽ biết ngồi và bò vòng quanh. Có thể khuyến khích trẻ vận động bằng cách đạt những món đồ chơi xa tầm tay của con một chút để cho con tự vươn tay với tới.
Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi phát triển thế nào
Trẻ sơ sinh 7 tuổi đã cứng cáp hơn về các kỹ năng và đã có thể nắm chặt lấy đồ vật. Vì thế, bố mẹ hãy tiếp tục khuyến khích con tự nhặt đồ chơi xung quanh để phát triển kỹ năng vận động hơn.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi
8 tháng tuổi là giai đoạn bé đã có thể nhận biết không gian và dùng nhiều từ ngữ hơn. Lúc này, mẹ có thể dạy bé biết ý nghĩa của những ngôn từ.

Quá trình phát triển khi bé được 9 tháng tuổi
9 tháng tuổi là thời gian bé bị cuốn hút bởi những vật có thể đung đưa, đặc biệt là những thứ có bản lề. Do đó, mẹ có thể đưng đưa cách cửa, đóng mở quyển sách,… để bé được thỏa mãn sự thích thú.
Đây cũng là thời điểm kỹ năng kết hợp giữa mắt và tay bé được phát triển hơn.
Sự thay đổi của trẻ sinh 10 tháng tuổi
Bé sẽ rất thích được vui chơi trò trơi chốn tìm khi được 10 tháng tuổi. Trò chơi nãy không chỉ giúp phát triển kỹ năng vận động mà con giúp con hiểu rằng, không phải thứ gì không thấy là đã biến mất, ngược lại vẫn còn ở rất gần con.
Trẻ 11 tháng tuổi phát triển thế nào
11 tháng tuổi là giai đoạn trẻ vẫn đang tiếp tục phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Đặc biệt là qua những bài hay hoặc trò chơi. Do đó, hãy vui chơi và nói chuyện với bé nhiều hơn. Trẻ sẽ quan sát và nắm bát các hành động của mẹ dễ dàng hơn.
Những tháng đầu đời của trẻ quả thật rất thú vị. Là một người mẹ, bạn đừng bỏ qua những khoảnh khắc hay sự phát triển của con. Hãy tận hưởng những gì tuyệt diệu này, bởi thời gian sẽ không quay trở lại.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi