Quá Trình Phát Triển Của Trẻ Từ 0 Đến 18 Tuổi

Có rất nhiều cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ từ 0 đến 18 tuổi. Việc bố mẹ nắm bắt được những cột mốc phát triển của con sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ của trẻ. Dưới đây là quá trình phát triển của trẻ từ 0 đến 18 tuổi mà bố mẹ nên nắm rõ.

1. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh có thể nghe được tiếng từ môi trường xung quanh, nhận biết được tiếng gọi của bố mẹ.
Trẻ sơ sinh có thể nghe được tiếng từ môi trường xung quanh, nhận biết được tiếng gọi của bố mẹ.

Đây là giai đoạn thích nghi của trẻ khi vừa mới chào đời. Hoạt động hàng ngày chủ yếu là ngủ và ti sữa. Trẻ sơ sinh có thể ngủ đến 18 giờ một ngày. Nhưng trong giai đoạn này, các giác quan của trẻ đã phát triển và hoạt động. Trẻ có thể nghe được tiếng từ môi trường xung quanh, nhận biết được tiếng gọi của bố mẹ. Các hành động của trẻ dưới 1 tháng tuổi không nhiều, nhưng đó là bước đệm cho quá trình phát triển sau này

Khi trẻ 1 tháng tuổi, bố mẹ nên lưu ý cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ. Đồng thời, phụ huynh thường xuyên quan sát xem trẻ có dấu hiệu bất thường nào không. Bởi vì khi mới chào đời, hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện. Nên rất dễ nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

>>Xem Thêm:Dạy Trẻ Sơ Sinh Kiểu Nhật Phát Triển Mọi Giác Quan

2. Quá trình phát triển của trẻ từ 1 đến 23 tháng tuổi

Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của trẻ phát triển rất nhanh. Các cơ quan dần dần hoàn thiện, giai đoạn này bố mẹ cần lưu ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, để trẻ có thể phát triển tốt nhất

Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ.

Khi trẻ được 8 tháng tuổi, trẻ đã biết phát âm ra những âm thanh đơn giản. Phân biết được người lạ và người quen. Lúc này bố mẹ hãy gần gũi với trẻ nhiều hơn. Bởi đây là giai đoạn trẻ cần được yêu thương, quan tâm và chăm sóc từ các thành viên trong gia đình. Nếu bố mẹ có thái độ, hành động tiêu cực trong giai đoạn phát triển này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ.

3. Quá trình phát triển của trẻ từ 2 đến 5 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ sẽ bắt đầu tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Lúc này trẻ đã có thể giao tiếp rõ ràng và di chuyển thành thạo. Ở giai đoạn này, cơ thể trẻ sẽ phát triển chiều cao và thể lực khá nhanh. Trẻ cũng có bước tiến lớn về khả năng suy nghĩ, lập luận.

Trong giai đoạn phát triển của trẻ, thời kỳ này sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành tính cách của bé sau này. Vậy nên bố mẹ không nên khắt khe hay bao bọc trẻ quá nhiều. Bình tĩnh, kiên nhẫn giải đáp các thắc mắc của bé, giúp bé phân biệt được đúng hay sai. Bên cạnh đó bố mẹ dạy bé những hoạt động cơ bản thường ngày. Như mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, không được leo trèo, tránh xa những thứ nguy hiểm…

4. Quá trình phát triển của trẻ từ 6 đến 12 tuổi

Trong thời kỳ này, bé đã bắt đầu đến trường, làm quen nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Trí tuệ và tâm sinh lý của trẻ bắt đầu phát triển rõ rệt, bé đã có những mối quan hệ khác ngoài gia đình

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ kết bạn với mọi người xung quanh, để phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử của bản thân. Bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài như ca hát, thể thao….

Trong độ tuổi này trẻ muốn được sự công nhận của người lớn về những cố gắng của bản thân. Từ đấy, trẻ sẽ có được sự tự tin và luôn muốn bản thân mình tốt hơn nữa.

>>Xem Thêm:Một Số Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 10 Tuổi Không Thể Bỏ Qua

5. Quá trình phát triển vị thành niên từ 12 đến 18 tuổi

Quá trình phát triển của trẻ thay đổi rõ rệt nhất trong giai đoạn này.
Quá trình phát triển của trẻ thay đổi rõ rệt nhất trong giai đoạn này.

Đây được xem là giai đoạn dậy thì của trẻ. Sự thay đổi rõ rệt về thể chất cũng như tâm lý, bên cạnh đó trẻ thay đổi về nội tiết. Con gái thường dậy thì từ 13 đến 18 tuổi, với các biểu hiện như ngực phát triển, có kinh nguyệt. Còn đối với con trai thì sẽ vỡ tiếng, có ý thúc về giới tính và những biến đổi của cơ thể. Đa số con trai dậy thì muộn hơn vào khoảng năm 15 tuổi và kết thức năm 20 tuổi

Giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý của trẻ thay đổi rất rõ. Trẻ thường nhạy cảm dễ cáu gắt, phản ứng với mọi thứ xung quanh. Dễ đề cao bản thân và cũng dễ tự ti bởi một thất bại nhỏ

Đây là giai đoạn bố mẹ cần giao dục giới tính cho trẻ và giúp trẻ học cách chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Phụ huynh không nên quá ép buộc hay can thiệp quá sâu và không gian riêng tư của trẻ. Tôn trọng cuộc sống của trẻ, những vẫn quan sát, thể hiện sự quan tâm và ủng hộ trẻ.

Kết luận

Trên đây là các quá trình phát triển của trẻ qua từng giai đoạn. Mỗi một quá trình đều có những thay đổi khác nhau để định hình tính cách cũng như con người của trẻ khi trưởng thành. Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ sẽ có thêm những thông tin bổ ích để hiểu và đồng hành cùng con qua từng giai đoạn phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *