Quá Trình Mọc Răng Của Trẻ Và Những Lưu Ý Dành Cho Bố Mẹ

Việc tìm hiểu về quá trình mọc răng của trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc mang lại hàm răng đẹp nhất, chắc khỏe nhất cho con. Bố mẹ càng nắm rõ kiến thức thì cơ hội mang lại hàm răng hoàn hảo cho trẻ càng lớn. Để tìm hiểu về quy trình mọc răng ở bé, phụ huynh có thể theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp được những thắc mắc của mình.

Quá trình mọc răng của trẻ
Quá trình mọc răng của trẻ

Làm sao để trẻ mọc răng đúng thời điểm?

Trẻ sơ sinh rất dễ bị rối loạn mọc răng nếu người mẹ bị thiếu hụt canxi trong suốt quá trình mang thai. Do đó, để trẻ mọc răng đúng thời điểm, phụ huynh cần lưu ý bổ sung thêm canxi cho con. Bên cạnh đó là cho trẻ bú đầy đủ và nên tắm nắng thường xuyên để dễ dàng hấp thục các dưỡng chất hơn.

>> Xem thêm: Bé Mấy Tháng Mọc Răng? Trình Tự Mọc Răng Của Trẻ

Quá trình mọc răng sữa của trẻ

Trên thực tế, quá trình mọc răng của trẻ sẽ diễn ra từ trước khi trẻ chào đời. Tuy nhiên, cho đến khi bé được 8 tháng tuổi thì những chiếc răng sữa đầu tiên mới bắt đầu được mọc lên. Trước tiên sẽ mọc lên ở hàm dưới, tiếp theo là sự xuất hiện của những chiếc răng ở hàm trên.

Quy trình này cũng chỉ có gia giá trị tương đối, không phải tuyệt đối. Bởi sẽ có sự khác biệt rất lớn ở mỗi đứa trẻ khác nhau. Vì thế, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng khi trẻ mọc răng sớm hay muộn hơn so với những bé cùng trang lứa.

Quá trình mọc răng của trẻ
Hình ảnh minh họa quy trình mọc răng ở trẻ sơ sinh

Quá trình mọc răng vĩnh viễn

Sau khi 20 chiếc răng sữa đã được mọc lên đầy đủ, chúng sẽ tồn tại trong vòng 4 năm. Sau đó, đến khoảng thời điểm lên 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu tiến hành quá trình thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn.

Quá trình mọc răng của trẻ
Hình ảnh minh họa cho quá trình mọc răng vĩnh viễn

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Chọn Sữa Công Thức Tốt Cho Bé Phát Triển Toàn Diện

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mọc răng?

Việc mọc răng khiến trẻ có những biểu hiện khó chịu như ngứa, đau nhức… Vì thế, bố mẹ nên xây dựng chế độ chăm sóc khi trẻ mọc răng để con có thể cảm thấy thoải mái hơn. Cụ thể như sau:

  • Khi bé bị đau nhức, bố mẹ có thể giúp con giảm đau hơn bằng cách sử dụng ngón tay để xoa bóp nhẹ nhàng nướu của con.

  • Sử dụng khăn sạch để lau nướu, răng thường xuyên cho bé. Nếu chảy nước dãi nhiều, hãy đeo yếm cho con.

  • Trong trường hợp bị sốt nhẹ, bố mẹ nên mặc quần áo thoáng cho con và nên chườm bằng nước ấm. Nếu sốt cao trên 38,5 độ C thì có thể cho trẻ dùng thuốc Paracetamo theo liều lượng cân nặng (tuy nhiên chỉ sử dụng cho trẻ trên 6 tuổi).

  • Nếu trẻ chán ăn, bố mẹ nên tạo hững thú cho con trong mỗi bữa ăn. Không ép con ăn, nên chia nhỏ thành nhiều bữa. Chế biến món ăn thật nhừ, trang trí bắt mắt, tốt nhất là cho con ăn cháo… Bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm dồi dào vitamin giúp tăng cường sức đề kháng và giúp giảm đau khi trẻ mọc răng. Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên tăng cữ bú cho con; trên 6 tháng tuổi thì kết hợp bú mẹ với việc uống nhiều nước.

Trong giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi thường dễ gặp phải những vấn đề về hô hấp hay các bệnh lý về da, nhiễm trùng đường hô hấp… Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ và chăm sóc con một cách khoa học.

Kết luận

Trong suốt quá trình mọc răng và thay răng của trẻ luôn có những nguy cơ tiềm ẩn mà bố mẹ sẽ không thể nhận thấy được một cách dễ dàng. Vì thế, cần phải có sự kiểm tra lâm sàng từ các bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm.

Tuy không nhận thấy được những nguy cơ tiềm ẩn, nhưng bố mẹ cũng cần theo dõi quy trinh mọc răng kết hợp với kiểm tra để có thể biết được những dấu hiệu bất thường. Từ đó sẽ hạn chế được những ngu cơ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Đặc biệt là sự phát triển của xương hàm và sự mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *