Kỹ năng kiềm chế cảm xúc vô cùng cần thiết mà quan trọng đối với trẻ. Đặc biết là với những bé ở độ tuổi 2 – 12 tuổi. Nhờ kỹ năng này mà các bé có thể trau dồi thêm những kỹ năng tốt trong việc ứng xử hòa nhập với thế giới xung quanh.
Hiện nay, không ít trẻ hay có xu hướng phản ứng theo những cảm tính của cá nhân. Vì thế mà dễ dàng nối cáu, không biết kiềm chế cảm xúc của mình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bố mẹ phương pháp hướng dẫn trẻ kiềm chế cảm xúc, hãy tham khảo và có thể áp dụng theo.

Ghi nhãn cảm xúc
Một đứa trẻ không thể nói lên cảm xúc của mình khi đang buồn, tức giận mà chỉ biết ném bồ vật ra chỗ khác và la hét lên. Lúc này, bố mẹ cần phải hướng dẫn con nhận diện được những cảm xúc và hành vi phù hợp với tâm trạng.
Có thể bắt đầu bằng cách dạy trẻ ghi lại từng cảm xúc của mình như sợ hãi, giận dữ, buồn vui,… Sau đó hãy nói về sự khác nhau của các loại cảm xúc và hành vi đó. Khi chắc chắn trẻ đã hiểu hết những ý nghĩa của từng hành động, hãy khuyến khích và động viên con biết bộc lộ hoặc kiềm chế cảm xúc sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
>> Xem thêm: Cách Mẹ Nhật Dạy Con Với 7 Bài Học Trọn Vẹn
Trang bị cho trẻ kỹ năng lắng nghe
Việc lắng nghe người khác một cách cẩn thận vừa giúp thể hiện sự tôn trọng đối phương vừa là cách để có thể kiềm chế cảm xúc một cách dễ dàng hơn. Bố mẹ cần phân biệt cho trẻ sự khác nhau giữa lắng nghe và nghe. Hãy dạy trẻ luôn có suy nghĩ rằng, câu chuyện mà người khác đang nói, đang chia sẻ rất quan trọng với bản thân của con. Chỉ cần bỏ sót một chi tiết nhỏ cũng khiến cho trẻ cảm thấy hối tiếc. Như vậy, trẻ sẽ tự tập cho mình thói quen lắng nghe nhiều hơn, cẩn thận hơn.
Việc lắng nghe giúp trẻ xử lý các tình huống trong cuộc sống trở nên tốt hơn, dễ dàng hơn, đặc biệt tránh cáu gắt trong giao tiếp.

Cho trẻ thấy hậu quả của việc không biết điều tiết và kiềm chế cảm xúc
Bố mẹ nên nêu ra những hậu quả sẽ xảy ra khi trẻ không biết điều tiết và kiềm chế cảm xúc. Tuy nhiên, không nên chỉ trích về những cơn giận dữ của con, bởi đó cũng chỉ là những cảm xúc tự nhiên của con người. Thay vào đó, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cần phải làm những gì mỗi khi cảm thấy tức giận để có được những cách ứng xử sáng suốt và tích cực nhất.
Bên cạnh đó, hãy phân tích cho con hiểu tức giận là do những cảm xúc tiêu cực gây nên. Từ đó để trẻ có được một tâm lý tốt nhất, dần dần biết kiểm soát hành vi tốt hơn khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực.
Bố mẹ chính là tấm gương để con trẻ noi thoi
Những cảm xúc, tính cách và hành vi của trẻ không phải tự nhiên mà chúng được hình thành. Những điều đầu tiên về cuộc sống mà trẻ học được là từ bố mẹ, từ những người thân thiết nhất với con. Vì thế, muốn trẻ kiềm chế cảm xúc tốt thì đầu tiên, phụ huynh cũng cần phải thật bình tĩnh và tiết chế cảm xúc trong mọi tình huống.
Khi bố mẹ nổi nóng, trẻ sẽ nghĩ đó là hành vi đúng đắn và sẽ bắt chước y như vậy. Khi bố mẹ bình tĩnh và giải quyết vấn đề một cách tích cực, trẻ cũng sẽ quan sát và học theo.
Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
Dạy trẻ tìm cách để giải quyết vấn đề nhưng điều quan trọng nhất cần để ý là việc đánh giá đúng tiềm năng của con. Từ đó để đưa ra các giải pháp phù hợp trước khi bắt đầu hành động.
Chẳng hạn như khi trẻ đang làm bài tập hay cố gắng sửa đồ chơi, nhưng mãi vẫn không xong. Lúc đó, trẻ dần có xu hướng nổi cáu và bỏ cuộc. Nếu gặp phải trường hợp này, bố mẹ hãy khuyến khích con động não, đưa ra nhiều giải pháp để lựa chọn cách giải quyết khả thi nhất. Lúc nào cũng cần phải suy nghĩ trước rồi mới hành động.
>> Xem thêm: Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 5-6 Tuổi Giúp Xử Lý Các Tình Huống
Để con được phát triển toàn diện và đúng cách ngay từ ban đầu, hãy hướng dẫn và rèn luyện các kỹ năng sống cho con. Từ đó trẻ có thể tự tin áp dụng những kiến thức đã được học vào các trường hợp, tình huống trong cuộc sống. Học không bao giờ là đủ mà kiến thức không bao giờ là cạn kiệt. Vì thế, hãy cung cấp nhiều các kỹ năng cần thiết cho con ngay từ khi con bé.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi