Dậy thì là một bướt ngoặt trong cuộc sống của mỗi người. Đó là giai đoạn chuyển đổi hoàn toàn từ sinh lý đến tâm lý. Và cũng rất khó khăn đối với mỗi đứa trẻ khi bắt đầu chạm đến cột mốc này. Đặc biệt là với những “nàng công chúa”. Do đó, bố mẹ cần quan tâm đến nhưng thay đổi tâm lý tuổi dậy thì ở con gái để các bé có thể vượt qua thời gian này dễ dàng hơn.
Nguyên nhân dẫn đấn sự thay đổi về tính cách, tâm lý tuổi dậy thì ở con gái
Độ tuổi dậy thì ở bé gái
Độ tuổi dậy thì ở bé gái thường rơi vào khoảng từ 8 – 13 tuổi. Có nhiều bé muộn hơn thì rơi vào khoảng 13 – 16 tuổi. Hầu hết các bé sống ở thành phố sẽ dậy thì sớm hơn các bé cùng trang lứa ở nông thôn.
Quá trình này diễn ra trong một vài năm. Thường sẽ chấm sứt ở 18 tuổi. Nếu bé gài dậy thì trước 8 tuổi thì bị coi là dậy thì sớm. Còn dậy thì sau 13 tuổi sẽ coi là dậy thì muộn.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về tâm lý tuổi dậy thì ở con gái
Sự thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của bé gái chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như hàm lượng chất tăng trưởng hay chế độ dinh dưỡng có trong thực phẩm hằng ngày.
Tuy nhiên, tính cách của con gái ở tuổi dậy thì cũng giống như ở những độ tuổi khác ở chỗ là: đều phụ thuộc vào hooc-mon giới tính, hay nói cách khác là nội tiết tố. Quá trình dậy thì được bắt đầu diễn ra bằng sự giải phóng hooc-mon từ não bộ để truyến đến tuyến yên. Tại đây, tuyến yên sẽ sinh sản ra hooc-mon. Chúng kích thíc tiết hooc-mon estrogen, progesteron và có thêm một lượng testosteron. Chính những hooc-mon này đã gây nên sự thay đổi tâm lý bé gái trong giai đoạn dậy thì.
Những thay đổi về tâm lý tuổi dậy thì ở con gái
Nhạy cảm và dễ xúc động hơn
Trong giai đoan dậy thì, tính cách và tâm lý của trẻ không còn giống như một đứa bé vô lo, vô tư. Cũng chưa phải là một người đã đủ chín chắn và trưởng thành. Chính những lo lắng, suy nghĩ về cuộc sống, áp lực về chuyện học hành hay thậm chí có những rung động đầu đời có thể khiến các bé gái trở nên dễ xúc động và rất nhạy cảm.
Do đó, bố mẹ cần quan tâm và để ý con nhiều hơn. Hãy luôn ở bên cạnh con gái để có thể cùng con tâm sự, sẻ chia. Có thể là trò chuyện về những vấn đề con đang gặp phải để chúng có thể được giải tỏa cảm xúc.
Thể hiện rằng mình muốn được “độc lập”, “tự do”
Bé gái thường sẽ dậy thì sớm hơn bé trai. Do đó sẽ thường có thay đổi rõ rệt hơn trong suy nghĩ, tư tưởng, lời nói và hành động. Khi bé gái bước vào độ tuổi dậy thì, các con sẽ luôn nghĩ rằng mình đã trưởng thành.
Vì thế, chúng không còn muốn sống trong áp đặt hay khuôn khổ của bố mẹ nữa. Ngược lại, các bé gái luôn muốn “tự do” hơn để có thể khám phá nhiều thứ mới mẻ bên ngoài cuộc sống.
Chú trọng đến hình ảnh cơ thể
Ở giai đoạn trẻ từ 10 – 13 tuổi, chúng muốn chủ động tìm hiểu về cấu tạo cơ thể một cách kĩ lưỡng. Bởi trí tò mò của trẻ thôi thúc. Nếu cơ thể mình có nhiều khuyết điểm khi so sánh với các bạn, chúng thường tỏ vẻ lo lắng và buồn bã.
Giai đoan từ 14 – 19 tuổi là thời gian mà trẻ đã có thể nhận thức đầy đủ nhất về giới tính. Các bé gái bắt đầu có xu hướng quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài một cách thường xuyên hơn. Chẳng hạn như bắt đầu xây dựng phong cách ăn mặc, gu thời trang, trang điểm…
Cảm xúc thay đổi đột ngột, thất thường
Trong giai đoạn dậy thì, nhất là vào chu kì kinh nguyệt, sự rối loan của hooc-mon có thể khiến cho trẻ khó có thể kiểm soát được tâm trạng và cảm xúc của mình. Các bé gái dễ dàng tức giận một cách vô cớ. Lúc này, chúng thường sẽ chọn cách im lặng. Hoặc trả lời lại những câu hỏi của mọi người xung quanh một cách thiếu lễ phép.
Bên cạnh đó, con cũng sẽ thay đổi tính khi thất thường trong một ngày. Lúc cảm thấy chán nản, yếu đuối, lúc lại sễ dàng cáu kỉnh…. Chính sự đột ngột này khiến cho mọi người xung quanh không thể lường trước được.
Kết luận
Với những thay đổi về tâm lý của con ở giai đoạn dậy thì, bố mẹ cần có trách nhiệm chăm sóc và bảo ban con. Bên cạnh đó, những người cha, người mẹ cũng cần trở thành người bạn của con. Từ đó để có thể đồng hành và nắm bắt những thay đổi tâm lý của con một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa đó là sự đồng cảm, chia sẻ và định hướng những suy nghĩ của con trở nên tích cực nhất.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi