Khi trẻ có những hành vi không tốt, bố mẹ cần có những biện pháp thích hợp để giúp con sửa đổi càng sớm càng tốt. Nếu con cứ lặp đi lặp lại những thói quen xấu thường xuyên sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt là tương lai sẽ trở nên trầm trọng. Vậy đâu là những hành vi xấu của trẻ mà bố mẹ không nên bỏ qua? Cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Thiếu tôn trọng người khác – Hành vi xấu của trẻ
Thiếu tôn trọng người khác là một trong những thói quen xấu của nhiều đứa bé. Điều này thể hiện lên rằng con không cần để ý đến cảm giác của những người xung quanh. Khi con mắc phải hành vi này, bố mẹ cần phải đưa ra những hình thức xử lý phù hợp để con biết rằng đây là thói quen không tốt.

Thông thường, trẻ em chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Những hành động và thái độ của người lớn sẽ là những gì con học theo. Vì thế, khi giao tiếp hay nói chuyện với con, bố mẹ cũng nên giữ thái độ tôn trọng con.
Chỉ cần những việc làm hay câu nói đơn giản của bố mẹ cũng có thể giúp con bỏ hành vi thiếu tôn tôn trọng người khác. Chẳng hạn như hay cảm ơn con khi chúng làm điều gí đó cho mình. Hay mỗi khi nhờ con làm việc thì bố mẹ cần phải có thái độ lịch sự…
Bướng bỉnh, không biết lắng nghe – Hành vi xấu của trẻ
Thông thường, những đứa trẻ thiếu tôn trọng người khác dẫn đến bướng bỉnh và không biết lắng nghe. Lặp lại lâu dần con sẽ không vâng lời người lớn, kể cả bố mẹ. Lúc này, phụ huynh cần đưa ra những lời cảnh báo với con ngay lập tức. Hãy đảm bảo thực hiện các biện pháp răn đe con cho đến khi con tuân thủ theo.
Hay giận dữ, cáu kỉnh – Hành vi xấu ở trẻ
Trẻ hay giận dữ và cáu kỉnh, bực tức là điều không thể chấp nhận được. Đặc biệt là ở lứa tuổi đi học. Hành vi la hét, khóc thét mọi lúc mọi nơi, thậm chí nằm lăn ra đất để ăn vạ là điều rất bất thường.

Vì thế, bố mẹ cần dạy con cách kiểm soát và bình tĩnh trước những việc làm của mình. Khi con có biểu hiện cáu giận, hãy yêu cầu chúng vào phòng cho tới khi bình tĩnh lại. Sau đó hãy cho con biết tác hại của những cơn giân dữ. Những lúc con cáu kỉnh không giúp con đạt được những gì mà mình mong muốn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho con biết cách xử lý tình huống tốt hơn khi bực tức, cáu kỉnh.
Lưu ý: Bố mẹ chỉ nên khuyên con khi con đã thiết lập lại cảm xúc. Và đặc biệt là sẵn sàng lắng nghe những gì bố mẹ nói.
Vô ơn và có biểu hiện tham lam – Hành vi xấu ở trẻ
Nhiều bố mẹ luôn muốn cho con bất kì thứ gì chúng muốn. Vì thế mà luôn cố gắng đáp ứng mọi đòi hỏi của con mọi lúc. Tuy nhiên, điều này lại vô tình là nguyên nhân khiến con có thói quen đòi hỏi. Thậm chỉ tạo ra tính cách tham lam của con.
Để tránh làm bé hư, bố mẹ có thể để các con tự tiết kiệm tiền tiêu vặt của chính mình. Bên cạnh đó, cũng cần phải dạy con cách trải nghiệm và bày tỏ lòng biết ơn của mình khi được người khác giúp đỡ. Điều đó sẽ dần giúp con bỏ được thói quen tham lam. Đồng thời con sẽ luôn trân trọng những gì mình đang có.
Bắt nạt người yếu hơn mình – Hành vi xấu ở trẻ
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ con có những hành động lạ lẫn, hung giữ hay xúc phạm một ai đó, bố mẹ cần nói chuyện và răn đe con ngay lập tức. Tuy nhiên, trước khi làm điều này, cần phải tìm hiểu lý do, đầu đuôi câu chuyện. Sau đó, sẽ cho con biết lí do đó không thể được chấp nhận, sẽ rất có hại cho cả con và người bị bắt nạt.
Nói dối – Hành vi xấu ở trẻ
Ai cũng đều phải nói dối ở một thời điểm nào đó. Kể cả đó là người lớn hay trẻ nhỏ. Nói dối cũng có mặt tốt, mặt xấu, nhưng cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh khác nhau. Thông thường, những đứa trẻ nhỏ tuổi sẽ không phân biệt được đâu là nói dối và đâu là trò chơi tưởng tượng. Nhưng những đứa trẻ lớn hơn, chúng có thể nói dối vì một số lý do nào đó. Ví dụ như nói dối để tránh bị bố mẹ phạt.
-
Khi phát hiện con thường lặp lại thói quen này, bố mẹ cần tìm hiểu và có biện pháp để con dừng lại. Hãy cho con thấy nói dối sẽ rất có hại cho con và các mối quan hệ xunh quanh.
-
Khi con có những hành vi xấu, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh để phân tích nhu cầu của con. Từ đó có thể đưa ra những phương pháp phù hợp nhất để con thay đổi cách cư xử của mình.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi