Là bố mẹ, bạn cần phải biết những điều nên hay không nên khi trò chuyện với con gái. Đặc biệt là trong vấn đề dạy con gái giữ mình để hướng con đến một lối sống an toàn và lành mạnh hơn. Nhất là người mẹ, bởi chỉ có mẹ mới dễ dàng tâm sự những chủ đề nhạy cảm với con. Theo dõi bài viết dưới đây để không bỏ qua những điều bổ ích.

Những điều mẹ nên làm khi dạy con gái giữ mình
Mẹ phải thường xuyên cập nhật kiến thức cho chính bản thân mình
Trước khi trò chuyện và chia se với con, mẹ nên tìm hiểu kỹ càng. Đặc biệt là những thông tin vầ giới tính, tâm lý tuổi dậy thì và những vấn đề có liên quan. Khi mẹ có kiến thức thì mới có thể giúp con tìm hiểu đúng về những vấn đề nhạy cảm.
Trò chuyện với con gái sớm hơn nếu có thể
Nhiều đứa trẻ rất hay tò mò về những gì chúng thường nghe hay nhìn thấy qua internet, tivi hay được bạn bè cho xem. Đặc biệt là ở độ tuổi 6 – 7. Nhiệm vụ của mẹ lúc này là giải đáp những tò mò và thắc mắc của con. Tuy nhiên phải nói chuyện và sử dụng ngôn từ phù hợp với lứa tuổi của bé. Nếu bạn nói với con từ sớm thì chủ đề này sẽ dễ nói sâu hơn trong tương lai.
Có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng việc tâm sự và trò chuyện với con về vấn đề “giữ mình” không hề khiến con muốn quan hệ sớm. Vì thế, mẹ có thể yên tâm và chọn phương pháp chia sẻ thích hợp với lứa tuổi của con sớm nhất có thể.

Cởi mở và chia sẻ những quan điểm của bạn với con
Mẹ cũng nên cởi mở và thoải mái chia sẽ những quan điểm của mình với con gái. Tuy nhiên, không nên quá áp đặt con với những quan điểm đó. Hãy để con trẻ tự suy nghĩ và đưa ra quyết định riêng cho mình.
Thường xuyên trò chuyện và tâm sự với con gái
Không phải ngồi tâm sự, trò chuyện với con một lần là đủ. Mà mẹ nên giới hạn những gì có thể chia sẻ với con theo độ tuổi phù hợp. Đồng thời, việc trò chuyện nên được duy trì thường xuyên và mở rộng dần theo thời gian và lứa tuổi của con. Hãy giúp con dần hình thành cách nghĩ và cách sốn một cách tích cực và lành mạnh hơn.
Những điều mẹ không nên khi dạy con gái giữ mình
Không nên chia sẻ với con quá nhiều
Trẻ càng tò mò nhiều chuyện thì chúng càng muốn được giải đáp và muốn biết nhiều hơn. Nhiệm vụ của mẹ lúc này là giải đáp những thông tin cơ bản. Đặc biệt là thông tin về giới tính và phải phù hợp với lứa tuổi của con. Do đó, mẹ không nên đi quá sâu vào chuyện cá nhân của chính mình hay của bất kì một ai khác.
Mẹ có thể đề cập đến một bài báo hay một tin tức gì đang chiếu trên tivi để có thể giải thích cho con hiểu hơn.

Không nên cảnh báo hay trừng phạt con
Việc cảnh báo với con về những hậu quả có thể xảy ra nếu con không nghe lời bố mẹ có thể khiến con có cảm giác sợ hãi. Từ đó, con sẽ không bao giờ dám ngồi nói chuyện hay tâm sự với bạn về vấn đề nhạy cảm này nữa. Và thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Thay vì cảnh báo va trùng phạt con, tại sao mẹ không trang bị đủ kiến thức về giới tính và những biện pháp an toàn giúp con tự tin hơn và biết cách bào vệ bản thân của chính mình?
Không tỏ ra ngần ngại hay xấu hổ
Trẻ nhỏ thường bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Đặc biệt là bố mẹ. Vì thế, nếu bạn cố tỏ ra ngần ngại hay xấu hổ về vấn đề này thì con cũng sẽ y như thế mỗi khi đề cập. Hãy luôn thẳng thắn, thoải mái và cởi mở hơn. Có như vậy thì con cảm nhận được sự tự tin và dễ dàng trò chuyện và trao đổi với mẹ hơn.
Trò chuyện với con gái để dạy con “giữ mình” là một việc làm rất cần thiết với trẻ. Bởi nó giúp con có được những kiến thức cũng như các biện pháp bảo vệ bản thân mình. Từ đó con sẽ có được một cuộc sống an toàn và lành mạnh hơn.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi