Nắm Bắt Tâm Lý Sợ Hãi Trẻ 2 Tuổi Mẹ Giúp Con Dễ Dàng Vượt Qua

Tâm lý sợ hãi trẻ 2 tuổi và cách để con vượt qua lỗi sợ bản thân

Trong nhiều trường hợp, trẻ bị ám ảnh sợ hãi có thể là dấu hiệu của trẻ bị sang chấn tâm lý. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị hoảng sợ? Chứng sợ hãi ở trẻ em đôi khi khiến ba mẹ không biết xử lý như thế nào. Trong bài viết này, Cùng Con Khôn Lớn sẽ cùng mẹ tìm hiểu kỹ hơn về tâm lý sợ hãi trẻ 2 tuổi và cách xử lý khi trẻ hay sợ hãi!

Tâm lý sợ hãi trẻ 2 tuổi và cách để con vượt qua lỗi sợ bản thân
Tâm lý sợ hãi trẻ 2 tuổi và cách để con vượt qua lỗi sợ bản thân

Tâm lý sợ hãi trẻ 2 tuổi sợ hãi xuất phát từ đâu?

Trong suốt giai đoạn sơ sinh, trẻ chưa thể nhận thức được nhiều về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, càng lớn đến giai đoạn thì con càng hiểu rằng mọi thứ trong cuộc sống này đều không thể đoán trước được. Do đó, tất cả mọi tác động bên ngoài đều có thể làm bé trở nên lo lắng. Dưới đây là những điều dễ khiến bé hay giật mình sợ hãi :

Khủng hoảng xa cách làm trẻ sợ hãi

Hội chứng khủng hoảng xa cách thường xảy ra trong giai đoạn 18-24 tháng tuổi, nhưng vẫn có thể kéo dài cho đến khi bé học xong lớp mẫu giáo. Tình trạng này thường xảy ra khi lịch sinh hoạt của bé có sự thay đổi.

Khủng hoảng xa cách cũng liên quan đến ý niệm về không gian và thời gian của bé. Bé đã hiểu được rằng khi mẹ đi khuất tầm mắt, mẹ sẽ không biến mất. Chính điều này khiến bé hay sợ hãi, nhưng chứng tỏ em bé luôn muốn được ở gần mẹ và gắn kết với mẹ.

>>Xem thêm: Tâm Lý Trẻ 9 Tuổi Có Nhiều Sự Thay Đổi Về Cảm Xúc Và Trí Tuệ

Tâm lý sợ hãi trẻ 2 tuổi khi gặp người lạ

Người lạ dù có thân thiện đến mức nào thì cũng không thể khiến bé cảm thấy thoải mái trong lần đầu gặp gỡ. Với những bé 2 tuổi hay sợ sệt, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn nhiều.

Kỹ năng tư duy phức tạp của bé đã phát triển và bé cũng bắt đầu cảm thấy nghi ngờ những người không quen biết. Biểu hiện trẻ sợ hãi khi gặp người lạ là bé hay kêu sợ, gào khóc, bám lấy mẹ không rời. Trong hầu hết các trường hợp, bé sẽ không còn những biểu hiện này nữa khi người lạ rời khỏi.

Khi đến những nơi đông người trẻ hay rụt rè và xấu hổ

Bé 2 tuổi hay sợ hãi rất ngại và lo lắng khi đến những nơi có đông người, mà hầu hết là toàn người lạ, ví dụ như siêu thị, công viên… Có những bé còn hoảng sợ khi đứng bơ vơ giữa đoàn người không quen biết đang tấp nập qua lại.

Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì trẻ nhỏ thường có cảm giác không an toàn khi ở trong những môi trường mới lạ, gặp gỡ những người mình chưa từng quen. Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá lo lắng vì sự rụt rè và xấu hổ sẽ đỡ dần khi bé lớn hơn.

Mẹ cần làm gì để giá dục tâm lý sợ hãi trẻ 2 tuổi?

Nói chuyện với con về nỗi sợ

Trẻ 2 tuổi đang phát triển khả năng tưởng tượng nhưng vốn từ vựng chưa được nhiều nên sẽ gặp khó khăn trong việc diễn tả nỗi sợ hãi của bản thân cho người khác hiểu.

Lúc này, mẹ cần hướng dẫn con cách bày tỏ cảm xúc thông qua từ ngữ hoặc cử chỉ. Khi đã biết cách miêu tả cảm xúc của mình cho người khác hiểu thì tâm lý sợ hãi của trẻ sẽ dần biến mất.

Vận dụng trí tưởng tượng

Xua tan tâm lý sợ hãi trẻ 2 tuổi bằng cách chăm sóc và hướng dẫn tốt từ mẹ
Xua tan tâm lý sợ hãi trẻ 2 tuổi bằng cách chăm sóc và hướng dẫn tốt từ mẹ

iếng cười chính là một trong những phương pháp có thể xoa dịu tâm lý sợ hãi của trẻ. Nếu con sợ sấm, ba mẹ hãy kể câu chuyện về sự hình thành kỳ diệu của tia chớp.

Tương tự, nếu trẻ bị ám ảnh sợ hãi bởi suy nghĩ có quái vật dưới gầm giường thì hãy đưa cho con chiếc đèn pin và nói đây chính là vũ khí khiến quái vật sợ hãi bỏ đi.

>>Xem thêm: Các Phương Pháp Dạy Con Tiểu Học Hiệu Quả Dành Cho Các Bậc Phụ Huynh

Lên kế hoạch trước

Nếu bé 2 tuổi hay sợ sệt, bé sợ tiếng ồn khi đến những nơi đông người hoặc bối rối khi gặp phải những tình huống bất ngờ thì mẹ nên nói trước cho con kế hoạch sắp tới.

Trước khi tham gia buổi tiệc sinh nhật, mẹ hãy thông báo trước với con về buổi tiệc đó, về những người sẽ gặp và cho con mang theo món đồ chơi yêu thích. Trong bữa tiệc, mẹ hãy ở bên cạnh cho đến khi bé cảm thấy hoàn toàn thoải mái để hòa nhập với không khí xung quanh.

Thông thường, chứng sợ hãi ở trẻ em sẽ biến mất khi bé lớn lên. Tuy nhiên, nếu tâm lý sợ hãi của trẻ kéo dài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của gia đình và mẹ cần sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý. Hi vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có góc nhìn và hiểu hơn về tâm lý sợ hãi trẻ 2 tuổi. Chúc các mẹ tìm ra cách dạy con vượt qua sợ hãi hiệu quả và tạo nhiều tiền đề để con phát triển tốt hơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *