Tuổi dậy thì luôn được xem là một trong những độ tuổi quan trọng và bước ngoặt lớn cuộc đời của con trẻ. Bên cạnh các thay đổi về thể chất, những chuyển biến bất ngờ. Trong tâm lý tuổi dậy thì ở con gái và con trai có thể khiến trẻ gặp nhiều bỡ ngỡ. Vậy mẹ nên đồng hành cùng trẻ như thế nào? Và làm sao để mẹ hiểu và giúp con vượt qua tâm lý tuổi dậy thì. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu câu trả lời mẹ nhé!

Bé trai và bé gái dậy thì ở tuổi nào?
Độ tuổi dậy thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ ăn uống. Bên cạnh đó là môi trường, sức khỏe và giới tính. Điển hình tuổi dậy thì là 8-13 tuổi đối với trẻ em gái và 9-14 tuổi đối với trẻ em trai.
Ở tuổi dậy thì, trong khi trẻ đồng thời trải qua những thay đổi về thể chất và tâm lý. Những thay đổi về hình thái của cơ thể lại dễ nhận thấy hơn. Trước khi tìm hiểu tâm lý dậy thì ở bé gái và tâm lý dậy thì ở bé trai. Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu những thay đổi về thể chất ở trẻ khi trẻ bước vào tuổi dậy thì .
Trong quá trình biến đổi mạnh mẽ của tuổi dậy thì, trẻ dễ dàng gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi bước vào tuổi dậy thì hoặc có dấu hiệu. Đến 15-25% trẻ có các triệu chứng phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán của một số rối loạn tâm lý.
Những thay đổi về tâm lý tuổi dậy thì
Tâm lý tuổi dậy thì ở bé gái và bé trai có nhiều nét rất đặc trưng mà bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy:
-
Trẻ trong độ tuổi dậy thì khao khát tìm bản sắc cá nhân rất lớn. Do đó, trẻ thường có xu hướng làm quen thêm nhiều bạn mới. Cũng như muốn có thật nhiều trải nghiệm về các mối quan hệ.
-
Dậy thì còn là lúc trẻ trở nên độc lập hơn khỏi gia đình. Sự độc lập này biểu hiện từ việc trẻ có thể tự đi đến trường. Cho đến việc chúng khát khao nhận thêm nhiều trách nhiệm. Sự riêng tư và không gian cá nhân cũng trở nên cực kỳ quan trọng đối với trẻ ở giai đoạn này.
-
Trẻ bắt đầu nhận thấy sự khác biệt giữa cơ thể mình và cơ thể của bạn bè khác giới. Cùng với sự thay đổi sinh dục thứ phát của cơ thể, trẻ còn bắt đầu tò mò. Các vấn đề về giới tính, tình dục và có thể sẽ bắt đầu hẹn hò và có mối quan hệ lãng mạn.
-
Quan tâm về ngoại hình: Trẻ trở nên nhạy cảm hơn về ngoại hình của mình cũng như những thay đổi của cơ thể. Vì thế, trẻ cũng bắt đầu biết ‘làm điệu’ và dễ cảm thấy tự ti, lo lắng về nhược điểm của ngoại hình.
Mẹ giúp trẻ vượt qua những khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thế nào?

Các lời khuyên dưới đây có thể giúp các bậc phụ huynh đồng hành. Tạo điều kiện để trẻ đón nhận và vượt qua tuổi dậy thì một cách tốt nhất:
-
Trấn an trẻ: Bố mẹ có thể dạy cho con những thay đổi trên cơ thể. Trẻ không bị hoang mang và có các kỹ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân cần thiết.
-
Cho trẻ sự riêng tư: Phụ huynh cũng nên dành cho trẻ sự riêng tư phù hợp. Mẹ hay người lớn trong nhà hãy tập thói quen gõ cửa trước khi vào phòng trẻ.
-
Giải thích cho trẻ nếu có bất thường: Nếu con bạn dậy thì sớm hoặc muộn hơn so với bình thường, hãy chia sẻ, trấn an và hỗ trợ trẻ. Chúng có thể cảm thấy xấu hổ vì cảm thấy khác biệt so với bạn bè, vì thế cha mẹ cần giải thích cho con hiểu rằng từng cơ thể đều có tốc độ phát triển khác nhau.
-
Tán thưởng nỗ lực của trẻ: Hãy tán dương những cố gắng, thành tích và hành vi tích cực của trẻ. Đồng thời hãy giữ bình tĩnh khi trẻ đang bùng phát cơn giận. Hãy đợi cho đến khi chúng dịu lại để ngồi xuống và trao đổi về vấn đề nào đó.
Dậy thì không chỉ là giai đoạn đầy thử thách đối với trẻ mà còn là đối với các bậc phụ huynh. Khi dậy thì, trẻ sẽ trải qua nhiều thay đổi to lớn về tâm lý lẫn thể chất. Đây là quá trình trẻ vô cùng nhạy cảm và cần sự hỗ trợ rất lớn từ cha mẹ!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi