Giai đoạn trẻ 5 tuổi được xem là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, kỹ năng, nhận thức, tạo dựng nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực trong tương lai. Bởi 5 tuổi là thời điểm mà trẻ đạt được rất nhiều cột mốc phát triển quan trọng từ thể chất, trí tuệ cho đến các mối quan hệ xã hội. Hãy cùng xem tiếp những chia sẻ từ Cùng Con Khôn Lớn để hiểu hơn về tâm lý trẻ 5 tuổi mẹ nhé!

Sự phát triển vượt trội ở tâm lý trẻ 5 tuổi
>>Xem thêm: Áp Lực Gia Đình Có Nguy Hiểm Với Trẻ Nhỏ
Tâm lý trẻ 5 tuổi có nhiều thay đổi và ba mẹ đôi lúc dường như cảm thấy bất lực trong việc dạy dỗ trẻ. Tham khảo ngay bài viết để hiệu hơn về tâm lý trẻ và có cách dạy dỗ trẻ mẹ nhé.
Bước vào tuổi lên 5 trẻ bắt đầu có sự nhận thức và phát triển vượt trội về mọi mặt, cả về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ lẫn tính cách. Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện chính kiến của mình và thường tỏ ra bướng bỉnh.
Theo các chuyên gia tâm lý nhận định, trẻ 5 tuổi thường hiếu động, ham chơi và có nhiều hoạt động giao tiếp với bạn bè, như bé thích chơi các trò chơi tập thể. Trẻ bắt đầu tiếp thu nhiều kiến thức mới mẻ ở trường, phát triển về khả năng tư duy logic cũng như hoàn thiện về trí tuệ, ngôn ngữ. Nhìn chung, tâm lý trẻ 5 tuổi thường có những đặc điểm sau.
Giúp mẹ tìm hiểu về những biểu hiện hình thành tâm lý trẻ 5 tuổi
1. Hình thành tính ích kỉ ở tâm lí trẻ 5 tuổi
Trẻ đã biết ý thức được bản thân mình, biết yêu bản thân mình và bắt đầu xuất hiện tính ích kỉ, không muốn chia sẻ mọi thứ với người xung quanh. Theo tâm lí trẻ 5 tuổi, lứa tuổi này trẻ đã ý thức được cái gì là của mình, cái gì là của người khác. Một số trẻ đã biết “giữ của”, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà không cần biết đến những người xung quanh.
Đây là lúc cha mẹ cần can thiệp, uốn nắn để giúp trẻ có ý thức và phát triển lòng tự trọng của bản thân, biết sẻ chia, yêu thương, giúp đỡ người khác, không để trẻ biến thành kẻ ích kỉ thái quá, lớn lên trẻ sẽ dễ trở thành một người xấu.
>>Xem thêm: 5 Mẹo Đơn Giản Giúp Con Chủ Động Làm Bài Tập Về Nhà
2. Con thường tỏ ra cứng đầu, bướng bỉnh
Trẻ lên 5, thường đưa ra những câu hỏi thắc mắc thậm chí cả những lý luận riêng của mình để “cãi” người lớn – đây chính là cách trẻ bày tỏ chính kiến riêng của mình.
Những lúc như vậy, người lớn cần bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu, nếu không trẻ càng tỏ ra bướng bỉnh, khó ưa. Nếu không được cha mẹ thấu hiểu và chia sẻ những thắc mắc của mình, trẻ thường cảm thấy bị tổn thương sâu sắc.
Ở lứa tuổi này trẻ thường bắt đầu có sự chính kiến riêng của mình nên thường đưa ra những câu hỏi thắc mắc thậm chí cả những lý luận riêng của mình để “cãi” người lớn.
Gặp những tình huống như vậy, người lớn cần giải thích kỹ càng cho bé, nếu không trẻ sẽ tỏ ra bướng bĩnh, khó ưa. Trẻ thường cảm thấy bị tổn thương sâu sắc nếu không được cha mẹ thấu hiểu và chia sẻ những thắc mắc của mình.
3. Đôi lúc trẻ lại nhõng nhẽo

Đây chính là tính cách, tâm lí trẻ 5 tuổi xuất phát từ việc nuông chiều của cha mẹ, biết được vai trò của mình, trẻ thương tỏ ra ương bướng, nhõng nhẽo và trở nên khó bảo khi ba mẹ không đáp ứng nhu cầu nào đó của trẻ.
Chiều chuộng, bao bọc không chỉ hình thành thói hư lười biếng mà còn khiến trẻ hay đòi hỏi và mè nheo. Với trẻ 5 tuổi bắt đầu hình thành tính cách và phát triển những suy nghĩ và hành vi riêng nên hay đòi hỏi và mè nheo với bố mẹ. Trẻ luôn đòi hỏi được chăm sóc và đáp ứng nhu cầu.
Sự nhõng nhẽo ở mức độ vừa phải bố mẹ sẽ cảm thấy trẻ đáng yêu. Song nếu vượt quá giới hạn và kéo dài thì hình thành thói đành hành, khiến trẻ bị cô lập giữa bạn bè.
Chính vì thế, trong giai đoạn này, bố mẹ hãy cẩn thận uốn nắn con để con hiểu và không còn nhõng nhẽo nữa. Với những trẻ có tính nhõng nhẽo, ba mẹ phải uốn nắn kịp thời, nếu không sẽ tạo thành thói quen mè nheo của trẻ, rất dễ làm hư trẻ.
Kết luận
Ở giai đoạn phát triển tâm lý trẻ lên 5 , ba mẹ phải thật sự khéo léo, mềm dẻo, kết hợp nghiêm khắc, để định hướng cho sự phát triển của trẻ, chuẩn bị hành trang bước vào môi trường học đường mới. Hiểu được quá trình phát triển tâm lý trẻ lên 5, ba mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đề ra phương pháp nuôi day trẻ phù hơp!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi