Trong cuộc sống ai cũng đều sẽ có những lần gặp thất bại. Đặc biệt là trẻ em, khi mới lần đầu làm quen với thế giới xung quanh bé, bé sẽ không thể tránh khỏi vấp ngã đầu đời. Sự chia sẻ và động viên của mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với tâm lý của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho mẹ cách làm sao để dạy con trẻ đối mặt với thất bại và phát triển toàn diện nhất!

Dạy con điều quan trọng để đối mặt với thất bại là học cách chấp nhận nó
>>Xem thêm: Bí Quyết Dạy Con Giao Tiếp Tự Tin Trong Cuộc Sống
Cha mẹ nên là người đóng vai trò cho sự thúc đẩy trẻ phấn đấu làm việc tốt hơn. Hãy tự mình phán xét xem khi nào nên khuyến khích con tiếp tục cố gắng. Khi nào nên khuyên con bỏ cuộc và chấp nhận thất bại.
Trước khi dạy trẻ biết khi nào con có thể chấp nhận thất bại và bỏ cuộc. Bạn cũng nên không được quá đặt nặng tầm quan trọng của việc phải đạt được kết quả chiến thắng cuối cùng. Thay vào đó cha mẹ nên quan tâm tới việc con đã đạt được gì trong quá trình làm những việc đó.
Bạn hãy để trẻ nhận ra rằng thất bại là chuyện bình thường của cuộc sống. Quan trọng là cách chúng ta đối mặt với chúng như thế nào. Thay vì vẽ cho con một hình ảnhh hoàn hảo về bản thân, bắt con phải noi gương theo. Thì những câu chuyện thực tế của bố mẹ sẽ giúp trẻ có thêm can đảm và mạnh mẽ.
Để giúp trẻ biết phán đoán khi nào nên chấp nhận thất bại. Cha mẹ phải để trẻ được phép thua cuộc. Hãy tạo cơ hội cho con bỏ cuộc bằng cách cho con tham gia vào những thử thách vượt trên khả năng của con.
Mẹ cho con biết buông bỏ là cách dũng cảm đối mặt với thất bại
Việc con không cam chịu sự thất bại là một bản lĩnh mà con cần có. Để con có thể vượt qua mọi khó khăn và thúc đẩy bản thân luôn tiến về phía trước. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc không cam chịu thất bại đều là điều tốt.
Thực tế có những tình huống mà con cần phải học cách chấp nhận thất bại. Bởi việc không chấp nhận thất bại một cách mù quáng đôi khi sẽ tạo lên những đứa trẻ gan lì. Khiến cho những đứa trẻ này gặp trở ngại trong cuộc sống và sự thất bại. Nó sẽ bào mòn thêm sức lực cũng như tinh thần của trẻ.
Có những khi việc trẻ cố gắng sửa chữa tình huống đó lại càng làm cho mọi việc trở lên xấu thêm. Trong khi đó, nếu trẻ biết cách từ bỏ và tìm đến những cơ hội mới trẻ sẽ có thể có cơ hội. Qua đó đạt được những thành công mới thay vì cứ mãi ở một chỗ tìm cách sửa chữa nó.
Tuy nhiên cha mẹ cũng phải dạy con sao cho có thể con đừng quá nhanh chóng chấp nhận thất bại. Thay vào đó, trước khi chấp nhận thất bại con cần phải biết mình sai ở đâu. Chỉ con tại sao lại sai như vậy để trong những lần sau con sẽ biết cách tự mình sửa chữa những lỗi lầm.
Lấy thất bại làm động lực và học cách tự đứng lên
>>Xem thêm: Cha Mẹ Nhật Dạy Con Tự Lập Hay Mặc Cho Con Tự Lớn
Mặc dù trẻ hiểu được thất bại là mẹ của thành công nhưng không phải lúc nào trẻ cũng có động lực để tiếp tục cố gắng. Vai trò của bố mẹ được thể hiện hết sức đắt giá. Trong trường hợp này là vạch ra chiến lược hành động cho trẻ.
Hãy cho trẻ thấy thất bại lần này là minh chứng sống động cho những cản trở. Con sẽ gặp nhiều cú huých điểm yếu của bản thân và thách thức của cuộc sống. Cùng trẻ đánh giá lại mục tiêu, thất bại vì có thể trẻ đã đề ra một nhiệm vụ quá sức của mình hoặc không phù hợp nữa với bối cảnh xã hội.
Mẹ hãy ghi nhận những thành tựu dù nhỏ để tiếp thêm động lực cho trẻ. Cho con biết sự thành công không phải là “đạt được hạn mức tuyệt đối”. Sự thành công chính là ngày hôm nay đã tốt hơn hôm qua.

Bố mẹ sẽ luôn bên cạnh và đồng hành cùng những thất bại của con
Mỗi khi thất bại, trẻ rất hay để ý đến thái độ của bạn bè, người thân, đặc biệt là bố mẹ. Chỉ có những lời động viên đúng mực, thấu đáo của ba mẹ. Đó mới là “liều thuốc tinh thần” hữu hiệu giúp trẻ lấy lại cân bằng.
Bạn có thể trấn an con bằng những lời khích lệ. Thay vì mắng con khi chúng thua điểm bạn bè, bạn hãy kiên nhẫn lắng nghe tâm tư của trẻ. Và hãy cố gắng tìm điểm tốt để khen ngợi.
Có thể những ước mơ của con bạn rất “trẻ con”, rất “viển vông”. Nhưng bạn đừng phớt lờ hay làm ngơ đi chúng. Bạn có thể tìm ra những tiềm năng của con và động viên trẻ phát huy. Chúc các mẹ phương án để khắc phục hiệu quả khi con đối mặt với những vấp ngã. Từ đó con sẽ hiên ngang đối diện với thất bại trong cuộc sống sau này!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi