Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nói dối là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Bởi nói dối, bao biện chính là bước đệm đầu tiên khiến con trở nên mất kiểm soát và “xấu đi”. Sau đây, Cùng Con Khôn Lớn sẽ giúp các bậc phụ huynh giải quyết vấn đề này nhé.

Tại sao con yêu lại nói dối?
Bạn có thắc mắc tại sao con yêu của mình lại nói dối không? Một số nguyên nhân chính khiến trẻ không nói sự thật thường là do:
-
Bao biện cho mọi việc và trẻ sẽ không gặp vấn đề gì cả.
-
Để xem cách mà người lớn phản ứng như thế nào khi chúng nói dối.
-
Làm cho câu chuyện hào hứng hơn hoặc làm cho bản thân con trẻ cảm thấy tốt hơn.
-
Tạo sự chú ý với người lớn, sẵn sàng nói dối thậm chí ngay cả khi chúng biết bạn biết sự thật.
-
Nói dối để có được thứ mà chúng mong muốn.
Khi nào thì con bắt đầu biết nói dối?
Trẻ có thể học được cách nói dối từ giai đoạn rất nhỏ, nhưng đa số là khi trẻ được 3 tuổi. Bởi đây là khi trẻ đã biết suy nghĩ theo cách riêng của mình và nhận ra cha mẹ không thể đọc được suy nghĩ của chúng. Hoặc khi vô tình con nói ra thứ không đúng mà người lớn lại không nhận ra khiến chúng thích thú.
Giai đoạn trẻ 4-6 tuổi, suy nghĩ của trẻ bắt đầu phức tạp hơn và lúc này con nói dối nhiều hơn. Trẻ cảm có thể nói dối bằng những biểu cảm và giọng nói “thật” hơn. Nhưng mỗi khi bạn đề nghị con giải thích, thì trẻ thường sẽ thú nhận.
Khi trẻ bước vào độ tuổi đến trường, con trẻ sẽ nói dối nhiều hơn nữa. Những lời nói dối sẽ ngày càng phúc tạp hơn. Và lũ trẻ coi đây là cách bảo vệ bản thân tốt hơn.
Từ 8 tuổi trở lên, con hoàn toàn có thể nói dối điêu luyện hơn. Và cha mẹ hầu như không thể xác định được lười con nói là thật hay giả.
Làm gì khi trẻ nói dối?
Khi trẻ nói dối, cha mẹ nên có những biện pháp xử lý thích hợp. Nếu không, con yêu rất dễ bị lạc bước và tái phạm nghiêm trọng hơn.
Giải thích cho con hiểu
Nếu con cố ý nói dối, trước tiên, cha mẹ nói với con điều này là không đúng. Sau đó cha mẹ hãy giải thích tại sao điều đó lại không tốt. Và cho bé biết bạn không thể tin tưởng bé nữa nếu con cứ nói dối.

Sử dụng hình phạt nếu cần thiết
Nếu con tái phạm sau khi được chỉ bảo, cha mẹ nên áp dụng các hình phạt thích hợp cho con. Giải dụ, nếu con vẽ bậy lên tường và nói dối là không phải con vẽ. Và đây là hành động lặp lại. Bạn nên bắt con lau tường hoặc phạt con nói “xin lỗi tường” nhiều lần. Nếu con thay đổi, hãy tặng con mọt quyển truyện gì đó để khuyến khích con.
Thay đổi môi trường tâm trạng cho con
Cha mẹ cũng cần chú ý thay đổi môi trường cho bé để giúp con tránh xa việc cần nói dối. Đặc biệt hãy nhớ đừng bao giờ nói trẻ là một kẻ nói dối. Điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con và có thể khiến con nói dối nhiều hơn.
Những gợi ý khuyết khích sự trung thực cho trẻ em
Khi con của bạn đang dựng chuyện, cha mẹ không nên vạch trần trực tiếp. Bạn có thể nhẹ nhàng nhận xét “Đó là một câu chuyện hay trong sách nhưng con có làm như vậy không”. Điều này sẽ giúp con nhận ra được điều không hay và trung thực hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ hãy giúp trẻ tránh những tình huống mà trẻ cần phải nói dối. Ví dụ, nếu con bạn làm đổ sữa mẹ hãy nói “mẹ nhìn thấy sữa bị đổ, con hãy lau sạch nó nhé”.
Ngoài ra, thay vì những câu chuyện khoác lác, bạn hãy lấy một ví dụ thật thà mà con đã từng làm. Sau đó hỏi “con đã làm được như vậy chưa nhỉ?”. Điều này sẽ là động viên rất lớn để con trung thực hơn.
Ngoài ra, nhớ răn đe mọi việc bằng thưởng phạt rõ ràng để mọi chuyện không đi quá tầm kiểm soát cha mẹ nhé!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi