Vấn nạn bắt cóc, xâm hại, đe dọa, tấn công,… luôn xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt đối với nhiều đứa trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường để hình thành cho con các kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Hãy hướng dẫn kỹ năng tự vệ cho trẻ để bé có thể tránh được những nguy hiểm càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó còn giúp cho bé biết cách phản ứng những tình huống xấu có thể xảy ra.

>> Xem thêm: 8 Nguyên Tắc Nuôi Dạy Đúng Cách Cha Mẹ Nhất Định Phải Biết
Lợi ích của kỹ năng tự vệ đối với trẻ nhỏ
Khi được hướng dẫn về những biến pháp để hình thành nên kỹ năng tự vệ, trẻ sẽ có thể:
-
Biết cách tìm đến sự giúp đỡ của những người đáng tin cậy khi gặp những tình huống khó khăn.
-
Chủ động từ chối trong những trường hợp có thể gặp nguy hiểm như có người lạ cho quà, người lạ rủ đi chơi,…
-
Có thể nhận ra được những dấu hiệu của hành vi xâm hại tình dục. Từ đó biết cách ứng phó và tìm đến sự giúp đỡ của những người đáng tin cây.
-
Biết cách phản ứng và xử lý khi phải nghe những lời khiếm nhã, xúc phạm từ người khác.
-
Chủ động ứng phó đối với những hành vi bạo lực như khi bị bạn bè ức hiếp, bị người lớn bạo hành,…
Biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng tự vệ
Dạy trẻ tuyệt đối không được tin tưởng người lạ mặt
Phụ huynh cần dạy trẻ tuyệt đối không được tin lời của người lạ mặt. Kể cả người đó có nhận là bạn của bố hay mẹ, thậm chí họ có thể biết tên những thành viên trong gia đình. Trong trường hợp phụ huynh bận mà không thể đến trường đón trẻ, hãy liên lạc trước với giao viên để thông báo về người sẽ đón hộ.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên hướng dẫn con tuyệt đối không được nhận quà từ người lạ. Bởi nguy cơ kẻ xấu sẽ tẩm thuốc mê vào đồ vật đó. Hãy dạy con biết cách từ chối một cách kiên quyết, đồng thời vẫn phải giữ được thái độ lễ phép, lịch sự với người lớn.

Hướng dẫn trẻ cách xử lý với những tình huống nguy hiểm, bất lợi
Để áp dụng đươc biện pháp này, phụ huynh cần dạy trẻ những điều sau:
-
Hạn chế chống cự bằng sức lực. Bởi sức của trẻ không thể chống lại kẻ xấu. Việc làm đó vừa không mang lại hiệu quả vừa có thể kiến trẻ bị thương.
-
Không được giữ im lặng nếu có bất kì bất trắc gì xảy ra với bản thân.
-
Giả vờ chấp nhận yêu cầu trước mắt của kẻ xấu. Đồng thời cũng phải giữ được thái độ bình tĩnh. Tận dụng lúc sơ hở của người xấu để đánh lạc hướng. Từ đó tìm cách để thoát thân hoặc nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh.
Dạy trẻ luôn đề cao cảnh giác và giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
Trẻ phải biết chủ động từ chối ở các tình huống có thể gặp nguy hiểm. Chẳng hạn như người lạ gõ cửa khi ở nhà một mình, người lạ rủ đi chơi, cho quà bánh,… Hướng dẫn con luôn đề cao cảnh giác với tất cả những người lạ mặt.
Phụ huynh nên chú ý rằng, do trẻ còn quá nhỏ nên sự chống sự bằng hành động sẽ không có hiệu quả, mà nó còn gây tổn thương cho bản thân. Hãy dướng dẫn con cách giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Đặc biệt là ở chỗ vắng người. Càng khóc lóc, la hét ầm ĩ càng khiến kẻ xấu bực tức. Từ đó, sẽ khiến hắn có những hành động bạo lực làm tổn thương đến cơ thể của trẻ.
Vì thế, hãy hướng dẫn con sử dụng mưu trí, sáng tạo gắn với những tình huống cụ thể. Chẳng hạn như dùng lá cây, đất cát ném vào mặt của kẻ xấu khi hắn đang chủ quan để có thể thoát thân và lẫn trốn.
>> Xem thêm: Giáo Dục Thường Nhật Để Mẹ Dạy Con Nhân Cách Sống Toàn Diện
Kết luận
Bài viết trên đã phần nào giúp phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ cách xử lý khi gặp những trường hợp, tình huống khó khăn. Hãy trò chuyện và tâm sự với trẻ nhiều hơn để dễ dàng hơn trong việc xây dựng và hình thành kỹ năng tự vệ cho trẻ. Từ đó, bé sẽ biết cách tự bảo vệ chính mình khi gặp những nguy hiểm để bản thân có thể an toàn. Đó cũng là điều kiện để giúp hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách toàn diện của trẻ.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi