Áp lực học tập là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm ở trẻ hiện nay. Không chỉ gây ra nhiều hệ lụy về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng lớn đến vấn đề thể chất. Thậm chí có thể liên quan đến cả tính mạng, nhất là những đứa bé có tâm lý yếu. Để hiểu rõ hơn về những hậu quả tiềm ẩn, mời bố mẹ theo dõi bài viết dưới đây.

Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Các nghiên cứu cho thấy rằng, áp lực học tập sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Việc mất ngủ thường xuyên hay ngủ không đủ giấc khiến sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ bị giảm sút, hay mắc bệnh vặt. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới trí nhớ. Vì thế, trẻ có xu hướng học tập cũng như tiếp thu bài chậm hơn, thường xuyên trong tình trạng lơ đãng, học trước quên sau.
Cơ thể trẻ cũng trở nên yếu đi, thiếu sức sống. Nếu thiếu ngủ trong thời gian dài, trẻ có thể sẽ chậm chạp khi tham gia các hoạt động thể chất.
Ngoài giảm trí nhớ, mất ngủ, trẻ có khả năng tăng nguy cơ béo phì, gặp các vấn đề về huyết ấp, tim mạch. Thậm chí là tâng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư. Rất nhiều vấn đề nguy hiểm mà sức khỏe trẻ có thể gặp phải do liên quan đến stress trong học tập mà bố mẹ không thể lường trước được.
>> Xem thêm: Mách Mẹ Cách Dạy Trẻ Lớp 2 Học Đơn Giản Và Không Áp Lực
Ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong gia đình
Rất nhiều gia đình có bố mẹ luôn ép buộc con học quá mức. Đặc biệt phải kể đến việc đặt nặng về vấn đề điểm số. Vì thế, rất khó để có thể tìm được tiếng nói chung giữa các thành viên trong gia đình.
Đa phần các bố mẹ áp đặt thường không tôn trọng con, cho rằng con luôn kém cỏi, luôn só sánh con với những người khác và không chấp nhận được những nỗ lực của con. Trong khi đó, đứa trẻ luôn cảm thấy bị oan ức. Chúng cho rằng bố mẹ không thương mình, cảm thấy vô cùng mệt mỏi. stress và áp lực mỗi khi về đến nhà.
Những tranh cãi xảy ra chỉ xoay quanh vấn đề điểm số và học tập. Điều này khiến cho không khí gia đình luôn căng thẳng. Đặc biệt đối với gia đình có trẻ đang trong độ tuổi dậy thì. Trẻ ở độ tuổi đó thường có xu hướng không muốn học tập, chống đối bố mẹ để làm theo ý muốn của mình.

Áp lực học tập làm mất đi tuổi thơ của trẻ nhỏ
Ngày xưa chúng ta thường thấy rằng, trẻ con chưa phải học tập nhiều, có thêm thời gian để vui chơi với bạn bè. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày nay, phụ huynh luôn có xu hướng ép con quanh quẩn với trường lớp, bàn học mà không còn được biết tuổi thơ hồn nhiên vui vẻ như thế nào.
Ai cũng muốn con mình trở thành thiên tài. Tuy nhiên điều này khiến trẻ bị trưởng thành sớm, già dặn hơn tuổi, đặc biệt là mất đi trải nghiệm tuổi thơ quý báu. Tình trạng này thường thấy ở những đứa trẻ thành phố, các bé thường sẽ có ít cơ hội được lớn lên một cách hồn nhiên như những đứa trẻ ở vùng thôn quê.
Trẻ có xu hướng nổi loạn
Khi phụ huynh luôn bắt ép trẻ học tập, phải được điểm cao, một số trẻ sẽ nghe lời và cố gắng học tập, nhưng cũng có một số trẻ lại hoàn toàn không chịu nghe lời. Bởi khi có cố gắng nhưng không được công nhân của bố mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy nản trí, luôn cho rằng mình là người thất bại. Thậm chí một số phụ huynh còn sử dụng bạo lực, dùng các hình phạt nhưng cũng bổ ích.
Thực tế cho thấy rằng, không ít trẻ sa đọa vào con đường bạo lực, nghiện game, thậm chí sử dụng các chất kích thích bởi áp lực học tập. Bởi trẻ có suy nghĩ rằng, tiếp xúc với những tệ nạn có thể giúp chúng giải tỏa được những căng thẳng, áp lực, lo âu. Sẽ có rất nhiều câu chuyện xảy ra nếu gia đình không có biện pháp khắc phục sớm.
Áp lực học tập tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý
Đây là một trong những hệ lụy vô cùng nguy hiểm mà các bố mẹ không nên chủ qua. Việc áp lực trong học tập, mất ngủ, thiếu ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe khiến trẻ bị stress căng thẳng, tâm trí lúc nào cũng “căng như dây đàn”. Nếu không được giải tỏa sớm sẽ rất có thể gây nên bệnh trầm cảm hay rối loạn lo âu và rất nhiều những vấn đề tâm lý khác.

>> Xem thêm: Các Phương Pháp Dạy Con Tiểu Học Hiệu Quả Dành Cho Các Bậc Phụ Huynh
Có thể thấy rằng, những kết quả mà trẻ đạt được từ áp lực học tập mà bố mẹ “dành” cho trẻ tưởng chừng là tốt, tuy nhiên nó để lại những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Dù vậy, không phải bố mẹ nào, gia đình nào cũng hiểu được vấn đề này mà vẫn không ngừng đưa ra những mục tiêu, những áp buộc và bắt trẻ phải thực hiện.
Hãy định hướng cho con phát triển một cách tốt nhất. Bởi mỗi đứa trẻ có một năng lực học tập riêng. Quan trọng nhất vẫn là con học được những gì và con thực sự yêu thích điều gì.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi