Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn

Não của bé được hình thành dần dần theo thời gian. Bắt đầu từ khi chưa được sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Cũng giống như một tòa nhà, phải có một nền tảng vững chắc thì sự phát triển trí não của trẻ mới tăng từng ngày. Theo dõi bài viết dưới đây để không bỏ lỡ hành trình phát triển não bộ của con nếu bố mẹ vẫn chưa kịp tìm hiểu.

Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn

Phát triển trí não của trẻ giai đoạn từ 1 – 2 tuổi

Bộ não của trẻ sẽ có những biến chuyển rất quan trọng khi vừa ra đến đến lúc 12 tháng tuổi. Não của bé được ví như một tờ giấy trắng. Dần dần sẽ xuất hiện những màu sắc chấm phá để giúp bức tranh hoàn chỉnh hơn. Khi các bé được 1 tuổi, kích thước não đã bằng 70% so với người lớn.

Do đó, bé ở độ tuổi này, có nhiều bố mẹ thường hay khoe con rằng, con biết đếm số, biết gọi ông bà bố mẹ… Tuy nhiên, vẫn có nhiều đứa trẻ hơn 2 tuổi vẫn chưa biết bập bẹ. Chính điều này đã làm cho các bậc phụ huynh lo lắng.

Nhưng thật ra, không có một khẳng định nào chuẩn xác về sự phát triển não bộ của bé. Nhất là trong điều kiện dinh dưỡng được cải thiện rất nhiều ở hiện tại. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao. Bố mẹ có thể nuôi dạy và chăm sóc con một cách tích cực hơn.

Để tránh xảy ra những tình trạng lo lắng không cần thiết, bố mẹ cần nắm bắt được cột mốc phát triển của con. Bên cạnh đó là những biểu hiện trí tuệ của trẻ. Đôi khi các bé có biểu hiện trí tuệ rất đa dạng những không phải ai cũng có thể nhận ra.

Các mốc phát triển có thể thay đổi và chênh lệch so với từng đứa trẻ. Nhưng đó vẫn là một trong những công trình nghiên cứu khoa học. Do đó, phụ huynh có thể đối chiếu và phân biệt được một cách dễ dàng.

Phát Triển Trí Não Của Bé
Khi các bé được 1 tuổi, kích thước não đã bằng 70% so với người lớn.

Phát triển trí não ở trẻ giai đoạn 2 – 3 tuổi

Khi bé bước đến độ tuổi 2 – 3, sự phát triển não bộ dễ dàng nhận biết hơn. Ở tuổi này, các bé đã bắt đầu thích vận động, muốn được leo trèo và tự mình làm nhiều việc. Trẻ cũng bắt đầu nhận biết được chính xác hơn các màu sắc hay sự vật.

Thời điểm này bố mẹ cũng nên chú ý đến sự giao tiếp của con. Bởi giai đọan 2 – 3 tuổi bé sẽ rất thích được nói chuyện với mọi người. Thích nghe hát, nghe kể chuyện, thậm chí còn thích kể lại cho bố mẹ những gì bé đã chơi trong ngày. Đặc biệt hơn, đây cũng là độ tuổi mà các bé đã bắt đầu nhận biết được thái độ cũng như cảm xúc của mọi người xung quanh. Như vui, buồn, giận dữ…

Để chăm con và giúp con phát huy tối đa tiềm tăng của não bố, việc nắm rõ các mốc phát triể ở bé là điều rất cần thiết. Khi hiểu được các mốc quan trọng, bố mẹ sẽ có được những biện pháp giúp kích thích não bộ của bé phát triển phù hợp.

Càng lớn, bé sẽ càng có những hoạt động tích cực hơn. Đặc biệt nhất là khi được thể hiện sự khéo kéo của mình thông qua các hoạt động và trò chơi thường ngày.

Sự phát triển não bộ của trẻ giai đoan 3 – 4 tuổi

Ở độ tuổi này, bé gần như đã lớn hơn rất nhiều. Bắt đầu có nhiều hoạt động đa dạng và tích cực hơn. Có thể len lỏi khắp nơi trong nhà, thậm chí thành thục việc lên xuống cầu thang. Trí não phát triển kéo theo tay và mắt cũng phát triển hơn. Bên cạnh đó, bé có khả năng tập trung và chú ý cao hơn. Đặc biệt, bố mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy con ngày càng trở nên quyết đoạn và tự tin hơn.

Phát Triển Trí Não Của Bé
Khi bé bước đến độ tuổi 2 – 3, sự phát triển não bộ dễ dàng nhận biết hơn

Phát triển não bộ của trẻ ở giai đoạn 4 – 6 tuổi

Đây là giai đoạn các bé có thể thể hiện được sự khéo léo của mình qua các hoạt động và trò chơi. Thậm chí luôn hướng đến mức độ chính xác. Đây cũng là độ tuổi nhiều bố mẹ thường dạy con ghi nhớ những thứ quan trọng. Chẳng hạn như địa chỉ nhà, số điện thoại bố mẹ…

Ở độ tuổi này, sự phát triển não bộ bình thường giúp các bé có thể vẽ được tranh. Tuy vẫn đang còn nguệch ngoạc. Khi chạm đến mốc 6 tuổi, trẻ đã có thể đọc được bảng chữ cái. Vốn từ của bé sẽ dần dần tăng lên theo từng ngày.

Việc nắm rõ các mốc phát triển của bé không chỉ giúp bố mẹ mang ra để so sánh với tình hình hiện tại của con mình, Mà còn giúp bạn có thể đưa ra được những định hướng phù hợp. Từ đó để có được các biện pháp giúp con lớn mạnh và thông minh hơn.

Xem thêm: TOP 10 dòng sữa phát triển trí não và cân nặng tốt nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *