Khám phá là những hoạt động giúp trẻ quan sát và nhận biết thế giới xung quanh mình. Từ đó sẽ tăng cường các giác quan và kích thích não bộ phát triển. Vì thế, bố mẹ hãy là người khơi gợi niềm đam mê, yêu thích học hỏi ở trẻ. Nó không chỉ gói gọn trong những cuốn vở, trang sách hay những câu chuyện, mà còn mở rộng ra cả thế giới biết bao điều mới lạ. Giúp trẻ thích khám phá để con có thể tự do tìm hiểu, tự do sáng tạo.

Càng sinh động, trẻ càng có hứng thú
Não bộ của trẻ phát triển nhanh nhất và mạnh nhất ở giai đoạn trước 6 tuổi. Khi dạy trẻ một điều gì mới lạ, thay vì thông qua lời nói và lý thuyết, hãy cho con thực hành để có những cảm giác trực quan sinh động. Việc này sẽ kích thích trí não của bé, từ đó dễ dàng ghi nhớ về hình ảnh, về sự việc.
Chẳng hạn, khi dạy trẻ về bông hoa, tiếng động, cơn mưa,… hãy cho con được trải nghiệm thông qua các hình ảnh hay video. Nếu có thể, bố mẹ hãy cho trẻ được chạm, được sờ vào những sự vật, hiện tượng trong thực tế.
Khi vào bếp cùng mẹ, trẻ có thể biết về rau củ, thịt cá hay các thực phẩm khác. Hay khi cùng mẹ ra vườn, bé có thể biết cách gieo hạt, tưới cây và tìm hiểu sự phát triển của thực vật,…
Mỗi đứa trẻ sẽ có một tích cách và phương pháp ghi nhớ khác nhau. Có bé sẽ thích được chạm vào sự vật khi lần đầu nhìn thấy, có bé lại sẽ quan sat chúng thật kỹ, có bé lại thích đưa ra những câu hỏi để tìm hiểu,… Tất cả điều đó sẽ tạo nên sự đa dạng, phong phú và độc đáo cho riêng trẻ. Từ đó giúp con phát triển tư duy, sáng tạo, nhận thức theo một cách riêng biệt.
>> Xem thêm: 3 Lý Do Khiến Sữa Giúp Phát Triển Trí Não Cho Trẻ
Khám phá bằng cách đưa ra những câu hỏi
Một đứa trẻ nhanh nhẹn và yêu thích khám phá thường sẽ rất thích đưa ra những câu hỏi. Điều đó vừa giúp trẻ nhận thấy được sự mới mẻ, thú vị và thiết thực của thế giới, vừa là cách học tập chủ động của con. Phụ huynh nên thường xuyên đọc cho con nghe một câu chuyện hay một cuốn sách có nội dung phù hợp. Từ đó trẻ sẽ tưởng tượng mình trở thành các nhân vật trong câu chuyện. Qua đó, con sẽ được hỏi những thông tin có liên quan đến nội dung sự việc mà trẻ vừa nghe.

Dù đơn giản những việc trẻ đưa ra câu hỏi sẽ giúp chúng có thêm những thông tin. Từ đó kích thích trí tò mò và niềm đam mê, yêu thích khám phá của trẻ.
Khi trẻ được xây dựng và hình thành thói quen luôn muốn tìm hiểu và khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh mình, chúng sẽ phát triển tư duy tốt hơn, đồng thời cũng tăng cường sự ghi nhớ của trí não, giúp con hộc hỏi tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Hướng dẫn và giáo dục sớm cho trẻ
Trẻ em trong cuộc sống hiện đại ngày nay rất thông mình. Đặc biệt là nhờ vào những phương pháp khoa học ngay từ khi còn nhỏ. Giáo dục sớm cho trẻ không chỉ giúp phát huy khả năng của con mà còn tạo cho con nền tảng vững chắc cho tương lai sau này.
Trước 6 tuổi được xem là giai đoạn tốt nhất để trẻ học thêm ngoại ngữ. Bởi 4 – 6 tuổi là thời gian mà não bộ của trẻ phát triển cực nhanh và mạnh. Vì thế sẽ có thể tiếp nhận được một lượng thông tin khổng lồ. Với phương pháp học trực quan, trẻ không chỉ ghi nhớ tốt và còn hình thành ngôn ngữ mới một cách chính xác và tự nhiên hơn.
>> Xem thêm: Sữa
Giúp Bé Thông Minh Kết Hợp Cùng Yếu Tố Khác Để Đạt Hiệu Quả Nhất
Trên thực tế, không một đứa trẻ bình thường nào lại không thích thú với việc khám phá thế giới xung quanh. Suy nghĩ của trẻ rất đơn giản, nên lúc thích cái này lúc, lúc lại có hứng thú với cái kia. Bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra, định hướng năng lực khám phá cuar con mỗi ngày.
Không chỉ dừng lại ở việc khám phá những biểu hiện bên ngoài, mà hãy giúp con tìm hiểu để dần dần đi sâu vào bản chất. Từ đó sẽ rút ra được một số quy luật theo suy nghĩ và cách hiểu của con. Chỉ có như thế thì năng lực lhams phá của trẻ mới ngày càng thêm sâu sắc và hiệu quả.
Tin cùng chuyên mục:
Trẻ sơ sinh khóc dạ đề do đâu? Nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ sơ sinh khóc nhiều: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh chóng
Mẹo cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 nhẹ nhàng nhiều niềm vui
Trẻ bị cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa