Khoa học xuất hiện hầu hết ở mọi mặt trong cuộc sống, bao gồm khoa học về hóa học, sinh học, vật lý… Bằng các hoạt động vui nhộn, thú vị và gần gũi, bố mẹ sẽ có thể thổi tinh thần khoa học vào trẻ nhỏ. Từ đó, bé sẽ tích cực hơn trong việc tiếp thu kiến thức, đặc biệt trẻ khám phá khoa học thêm phần hứng thú.

>> Xem thêm: Chọn Sữa Thông Minh Cho Bé Mẹ Chớ Quên 5 Tiêu Chí Quan Trọng
Thay đổi tư duy tiếp cận với khoa học
Trẻ bậc Tiểu học thường được biết đến khoa học là những con số, dữ liệu hay những bài toán phức tạp. Chính vì thế mà các bé luôn cảm thấy chán ngán với việc theo đuổi khoa học. Thậm chí, với những trẻ ở các cấp lớn hơn cũng không có hứng thú với khoa học nếu vẫn áp dụng cách tiếp cận sai lầm.
Đối với các bé trong độ tuổi tiểu học, thí nghiệm khoa học nên “dễ thương hóa” để có thể gợi cảm hứng yêu thích qua học đối với trẻ. Thay vì những con số khô khan hay những thiết bị “nghiêm túc”, bố mẹ có thể cho con tham gia những hoạt động, trò trơi vui nhộn.
Chẳng hạn, bông hoa hồng trắng cắm vào lọ nước màu, sau khi để qua đêm, hoa sẽ được nhuộm màu sẽ là thí nghiệm hay mà bố mẹ có thể áp dụng khi muốn dạy con về hiện tượng thẩm thấu. Hay thí nghiệm về nam châm, 2 thanh nam châm cùng chiều sẽ đẩy nhau và khác chiều sẽ hút nhau… Có rất nhiều thí nghiệm thú vị, vui nhộn mà phụ huynh có thể hướng dẫn con thực hiện.
Bên cạnh đó, bố mẹ không nên nhồi nguyên một đống sách khoa học cho trẻ. Việc làm đó chỉ khiến cho các con cảm thấy sơn hãi, nản chí mà trốn tránh khoa học. Khi khoa học đủ hấp dẫn với trẻ, các con sẽ chủ động tìm kiếm sách để có thể lỹ giải được những thắc mắc của mình.
Giải thích khoa học khi đưa con đi chơi
Vào những ngày rảnh rỗi, bố mẹ và trẻ có thể cùng nhau thực hiện chuyến đi chơi để khám phá khoa học. Có thể thu thập những mảnh sò, mẫu đá hay cây cối để làm thành một bộ sưu tập thiên. Từ đó sẽ kích thích sự tác động tích cự về tjieen nhiên và khoa học cho trẻ.
Đưa con đến ra ngoài, bố mẹ có thể giải thích cho trẻ hiểu về quá trình hô hấp và quang hợp của cây xanh. Hay đưa con đến vườn bách thú, trẻ sẽ có hào hứng khám phá về đời sống của các loại động vật trong thế giới tự nhiên. Ngoài ra, cũng có thể đưa trẻ đi tham quan các triễn lãm khoa học. Tất cả điều đó sẽ góp phần giúp trẻ yêu thích và cảm thấy hứng thú với khoa học hơn.

Cho trẻ xem những kênh truyền hình bổ ích
Các kênh truyền hình hay những video trên Facebook, Youtube sẽ mang lại cho trẻ nhiều chương trình thực hành thí nghiệm khoa học từ đơn giản đến phức tạp. Chắc chắn các con sẽ cảm thấy hào hứng với khoa học hơn khi được xem những trò chơi trên những kênh này.
Khi xem các kênh bổ ích về những thí nghiệm khoa học hay sáng tạo, trẻ sẽ có động lực để bắt chước và mong muốn được thực hiện ngay lập tức.
>> Xem thêm: Vận Động Ngoài Trời Cho Trẻ Mầm Non Kích Thích Phát Triển Trí Não
Dạy trẻ những kiến thức khoa học từ gian bếp của gia đình
Bố mẹ có thể đưa con vào bếp cùng mình để dạy và truyền đạt những kiến thức khoa học cho con. Đồng thời kích thích tình yêu khoa học của trẻ. Trẻ nhỏ học hỏi và tiếp thu tốt nhất qua những hoạt động trải nghiệm tai nghe mắt thấy. Từ đó, chúng sẽ tự tin quan sát ngửi, nếm,… và bắt tay thực hiện để có thể hiểu rõ hơn về khoa học một cách dễ dàng.
Chẳng hạn, sau khi nước được đun sôi, dùng nhiệt kế để thử nhiệt độ, trẻ sẽ thấy rõ nước lọc sôi ở 100 độ C và đông lạnh ở 0 độ C là một kiến thức khoa học cơ bản. Hay thí nghiệm cho muối vào cốc nước lọc, khuấy cho đến khi muối không tan trong nước được nữa, đây là cách dạy trẻ về hiện tượng bão hòa vật chất… Còn rất nhiều cách thú vị để dạy trẻ về khoa học từ chính gian bếp của gia đình.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi có thể giúp phụ huynh tạo ra nhiều hoạt động giúp trẻ khám phá khoa học. Không chỉ ra ngoài, mà ngay tạo nhà cũng có thể giúp con có hứng thú hơn với các kiến thức khoa học thú vị. Từ đó giú trẻ làm quen và dần thích nghi với những thay đổi của cuộc sống.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi