Bé mấy tháng biết ngồi? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lần đầu làm mẹ quan tâm đến. Ngồi không chỉ là dấu hiệu của sự phát triển, đó còn là cột mộc đáng nhớ trong cuộc đời của con. Việc trẻ có thể ngồi vững sẽ mở ra cho chúng một thế giới hoàn toàn mới. Từ đó bắt đầu có thể vui chơi và khám phá nhiều điều thú vị hơn. Dưới đây sẽ là giải đáp cho câu hỏi khi nào trẻ biết ngồi, hãy dành ra một vài phút để biết bé cưng nhà bạn đang phát triển như thế nào nhé!

Giải đáp thắc mắc: Bé mấy tháng biết ngồi?
Biết ngồi là kỹ năng vận động quan trọng của mỗi đứa bé. Đây được xem là bước đầu giúp trẻ khám phá thế giới một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó khi học ngồi thành công, mỗi bữa ăn của trẻ và bố mẹ sẽ trở nên thú vị, gần gũi hơn.
Bé sẽ học lẫy trước khi học ngồi. Trẻ thường biết lẫy khi được 4 tháng tuổi. Sau đó sẽ tự chuyển sang chống tay để ngồi dậy khi đạt 6 tháng tuổi. Một số trẻ sẽ học ngồi khi được 7 tháng tuổi.
Mốc phát triển vận động của bé cụ thể như sau:
-
Sơ sinh: thời gian trẻ nằm sấp.
-
4 – 6 tháng tuổi: bé có thể tự ngồi nhưng phải cần sự giúp đỡ của người lớn.
-
6 – 10 tháng tuổi: trẻ có thể tự ngồi mà không cần người lớn giữ.
-
9 – 15 tháng tuổi: bé bắt đàu biết đi.
>> Xem thêm: Quá Trình Phát Triển Của Em Bé Tập Đi
Bé học ngồi như thế nào?
Trẻ sẽ ngồi vững khi phần cơ cổ và đẩu đủ mạnh mẽ, cứng cáp. Vì thế, chỉ khi kiểm soát được phần đầu thì trẻ mới có thể tự học ngồi được. Khi muốn ngồi dậy, trẻ sẽ tự biết cách sử dụng 2 tay để chống đẩy cơ thể lên. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rầng, khi bé tự nồi thì phần ngực sẽ không chạm đất. Trong quá trình này, trẻ cũng có thể tự lăn tròn và lật mình một cách nhanh nhẹn.
5 tháng tuổi
Khi tròn 5 tháng tuổi, trẻ sẽ ngồi được tự nhiên trong vài phút nếu do phụ huynh đặt bé ở tư thế ngồi sẵn. Tuy hiên, trong giai đoạn này, trẻ cũng rất dễ bị ngả ngửa ra sau hoặc trước bởi khung xương chưa phát triển nhiều. Vì thế, bố mẹ cần túc trực để đỡ trẻ, tránh chủ quan để con ngồi 1 mình mà không ai quan sát.

7 tháng tuổi
Tới 7 tháng tuổi, trẻ có thể rự ngồi mà không cần ai hỗ trợ. Lúc này, trẻ sẽ sử dụng tay để học cách xoay người để lấy đồ vật và khám phá xung quanh. Thậm trí, những đứa trẻ hoạt bát bẩm sinh còn có khả năng tự đẩy mình chuyển từ tư thế nằm sấp thành ngồi. Tuy nhiên, một số bé yếu hơn thì vẫn cần phải có sự hỗ trợ từ người lớn.
8 tháng tuổi
Bước sang 8 tháng tuổi, bé hoàn toàn có thể ngồi vững được. Trong thời gian này, trẻ sẽ bắt đầu thích thú với những đồ vật ở xung quanh. Vì thế, bố mẹ cũng nên quan tâm đến việc cho con học kỹ năng bò để có thể ự đứng dậy và biết đi nhanh hơn.
>> Xem thêm: Khi Nào Bé Tập Bò? Mốc Thời Điểm Quan Trong Trong Quá Trình Tập Bò Của Trẻ
Nên làm gì nếu nghi ngờ trẻ chậm phát triển?
Nếu trẻ không tự ngồi được nếu đã đạt đến mốc 9 tháng tuổi, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Nếu bố mẹ hành động sớm sẽ có kết quả tốt hơn. Đặc biệt là khi bé gần 9 tháng tuổi mà không thể ngồi với sự hỗ trợ của người khác.
Nếu trẻ không thể ngẩng đầu ổn định khi được 4 tháng tuổi, bên cạnh đó cũng chưa bắt đầu học cách tự chống tay, và không thể ngồi khi đạt 9 tháng tuổi, hãy đến nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ.
Sự phát triển khác nhau giữa các bé có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển kỹ năng vận động thô. Các dấu hiệu chậm trễ khác có thể xảy ra là:
-
Không kiểm soát được phần đầu.
-
Chuyển động yếu.
-
Căng cơ hoặc cứng cơ.
Như vậy bài viết trên đã giúp bố mẹ trả lời câu hỏi bé mấy tháng biết ngồi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho phụ huynh trong việc theo dõi quá trình phát triển của con. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết này.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi