Đồng Hành Cùng Con Để Bước Qua Khủng Hoảng Tuổi Lên 2

Chắc hẳn có nhiều bố mẹ sẽ không ít lần cảm thấy điên đầu với trẻ. Đặc biệt là những đứa bé 2 tuổi. Ở tuổi này, con chỉ muốn làm như gì mình thích. Dù bố mẹ có dùng nhiều biện pháp khác nhau cũng không hiệu quả với chúng. Đây còn được xem là khủng hoảng tuổi lên 2. Vậy làm thể nào để cùng con bước qua giai đoạn này một cách dễ dàng? Theo dõi bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những điều bổ ích.

Khủng Hoảng Tuổi Lên 2

Khái niệm về khủng hoảng tuổi lên 2

Theo các chuyên gia giáo dục, khủng khoảng là giai đoạn mà bất kì độ tuổi nào, trẻ đều có thể rơi vào. Mỗi đứa bé sẽ có mức bộc lộ khác nhau. Điều này xảy ra là do đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ thay đổi liên tục.

Khủng hoảng tuổi lên 2 nhằm chỉ giai đoạn chuyển biến tâm lý của trẻ rõ rệt nhất. Đặc biệt là thời kì từ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi. Lúc này, bé chỉ thích ăn vạ và luôn lắc đầu với những gì chúng không thích. Thậm chí còn có xu hướng “bạo lực”, thích cào cấu hay đấm đá… Hoặc bé sẽ bỏ qua tất cả những quy tắc mà bố mẹ đặt ra.

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng là do ở giai đoan từ 0 –  3 tuổi, trẻ sẽ thay đổi và phát triển nhanh chóng về mặt tâm lí và cảm xúc. Con cũng muốn được yêu thương, muốn được thấu hiếu, tôn trọng, bảo vệ, nâng niu…

Đặc biệt, đây là thời điểm trẻ nhỏ bắt đầu muốn được thể hiện suy nghĩ của mình qua lời nói. Nhưng vì vốn từ han hẹp nên khiến con không thể diễn tả được. Do đó, trẻ càng cảm thấy khó chịu, sau đó “khủng hoảng” với chính mình va những người xung quanh.

Nếu bố mẹ không bắt kịp được nhu cầu của bé thì chúng sẽ bộc lộ rất nhiều cảm xúc khác nhau. Đặc biệt là hành vi thách thức và chống đối mọi người rất quyết liệt.

Khủng Hoảng Tuổi Lên 2

Bố mẹ cần làm gì để cùng con bước qua khủng hoảng tuổi lên 2 một cách dễ dàng?

Hiểu và đồng cảm với con

Trẻ nhỏ là một cá thể độc lập. Các con cũng luôn muốn được thừa nhận và cư xử như một người lớn. Do đó, bất cứ khi nào bé buồn, khóc hay bực tức thì chúng rất cần người lớn thấu hiểu và đồng cảm. Đặc biệt là bố mẹ.

Nhiều ba mẹ không thể giữ được bình tĩnh trước hành động ăn vạ của con. Họ thường sử dụng các hình phạt như quát mắng, roi đòn để răn đe con. Tuy nhiên, chính việc làm này lại càng khiên cảm giác khó chịu của con tăng lên.

Chúng sẽ càng ướng bướng, khó bảo và có xu hướng thích dùng bạo lực như bố mẹ nó. Tính cách này sẽ làm ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của con. Thậm chí con gây nên những hậu quả khôn lường sau này.

Vì vậy, hãy luôn quan sát, lắng nghe những lời nói và hành động của trẻ để có thể thấu hiếu những gì con đang gặp phải. Điều này sẽ giúp bé nguôi ngoai hơn, dễ chịu hơn và còn có thể tạo dựng lòng tin giữa bố mẹ với con cái.

Khủng Hoảng Tuổi Lên 2

Quan sát và ngăn chặn cơn giận dữ của trẻ

Các chuyên gia đều cho rằng, bố mẹ hoàn toàn có thể dự đoán được thời điểm trẻ kích động. Việc đoán trước này giúp bố mẹ có thể xao dịu tâm trạng của con. Từ đó, con sẽ lấy lại được bình tĩnh trong các thời điểm.

Do đó, bố mẹ cần quan sát từng cử chỉ, hành động, lời nói của con. Hãy dành thời gian quan tâm và quan sát những biểu hiện của trẻ càng chi tiết càng tốt. Đặc biệt, nên lắng nghe con một cách trọn vẹn nhất có thể để mang đến cho bé những cảm xúc va hành vi tích cực nhất.

Không áp đặt mà hãy tạo điều kiện cho con

Việc áp dặt con phải làm cái này, không được làm cái kia chẳng thể khiến con ngoan hơn. Ngược lại còn khiến cơn khủng hoảng của trẻ càng dữ dội hơn. Bởi đây là giai đoạn các con chưa nhân thúc được đầy đủ về hậu quả. Nên vẫn luôn muốn làm theo những gì mình muốn mà không cần biết đúng sai, tốt xấu.

Ở giai đoạn này, bố mẹ nên cho phép con tự do lựa chọn trong phạm vi nhất định. Hay cũng có thể đưa ra cho con một vài lựa chọn đơn giản va phù hợp. Lúc này, con có thể lụa chọn trò chơi hay những đồ vật mà con thích một cách tự do.

Khủng Hoảng Tuổi Lên 2

Kết luận

Khủng hoảng tuổi lên 2 có thể gây nhiều phiền toái và mệt mỏi cho bố mẹ. Tuy nhiên, đây là quá trình các con phát triển tâm sinh lý tự nhiên và độc lập. Chính sự xuất hiện của giai đoạn này con mới có thể tự thẩm thấu kiến thức và bắt đầu hình thành các kỹ năng và tính cách.

Vì thế, dù con có rơi vào khủng hoảng ở bất kì độ tuổi nào, việc bố mẹ cần làm nhất là bình tĩnh, đồng cảm, không áp đặt hay cấm đoán con. Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ giúp bố mẹ có thể đồng hành cùng con bước qua giai đoạn khủng hoảng một cách nhẹ nhàng và dễ dàng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *