Những xung đột, bất đồng là điều không thể nào tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi người. Đối với trẻ nhỏ, các bé thường phải đối mặt với những mâu thuẫn từ rất sớm. Nhiều bố mẹ luôn đứng ra để giải quyết và gỡ rối những xích mích, tranh chấp đó hộ con. Tuy nhiên, nếu muốn trẻ tự lập và trở nên mạnh mẽ hơn, bố mẹ cần dạy con kỹ năng giải quyết xung đột. Nhất là trong mâu thuẫn bạn bè. Phụ huynh hay theo dõi bài viết dưới đây để có được phương pháp dạy con xử lý những tình huống bất đồng giữa trẻ với bạn.

Dạy trẻ tình tĩnh và tự kiểm soát cảm xúc của bản thân
Một trong những lý do khiến xung đột trở nên nghiệm trọng hơn là cảm xúc. Đặc biệt là sự giận dữ. Khi nổi giận, chúng ta thường sẽ không lắng nghe tất cả những gì người khác nói. Và trẻ nhỏ cũng vậy. Điều này có thể làm cho mâu thuẫn leo thang và trở nên rắc rối hơn trước.
Vậy nên, một cách tốt nhất để giúp trẻ giải tỏa những bực bội là dạy con kỹ năng kiểm soát bản thân thật tốt. Đặc biệt, những đứa trẻ dễ nổi giận cần được bố mẹ chỉ bảo tận tình kỹ năng này để giúp con giải tỏa sự buồn bực.
>> Xem thêm: Dạy Con Kỹ Năng Tự Kiểm Soát Bản Thân Như Thế Nào?
Dạy con học cách nhận lỗi
Bố mẹ cần dạy con trẻ biết cách nhận lỗi cũng như xin lỗi người khác khi các bé làm gì đó ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời, phụ huynh cũng cần phải làm gương để trẻ có thể học theo. Nếu bố mẹ vô tình trách nhầm con một việc gì đó, hãy xin lỗi con ngay để các bé có thể thấy rằng chúng cũng cần nhận được sự tôn trọng.

Dạy trẻ biết cách đặt mình vào vị trí của người khác
Ở độ tuổi còn non, các bé thường có suy nghĩ luôn đặt mình lên trể hết. Vì thế mà ít khi để ý hay quan tâm đến cảm xúc của người khác. Do đó, bố mẹ hãy giúp con phát triển sự đồng cảm để chúng có thể nhận ra rằng, không chỉ mình mới cảm thấy buồn và tức giận, mà ngay cả người bạn kí cũng đang có cảm xúc y như vậy. Việc chỉ con cách tự đặt mình vào người khác giúp con nhanh chóng thoát được sự bực tức. Thậm chí còn cảm thấy có lỗi và lập tức chủ động làm lành với bạn bè.
Dạy trẻ giải quyết xung đột bằng ngôn ngữ thay vì dùng vũ lực
Xích mích giữa các bé là điều dễ dàng xảy ra. Đôi khi, sự bất đồng lớn hơn có thể xuất phát từ việc thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của bản thân một cách thiếu hợp lý, thiếu sự tôn trọng. Trẻ nhỏ còn thiếu nhiều kinh nghiệm sống. Vì thế, đa phần, khi chúng khó chịu sẽ tỏ thái độ. Thường sẽ nói ra bất kì điều gì đang suy nghĩ. Thậm chí, khi cảm xúc đã vượt quá giới hạn, các bé có thể sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề.
Vì thế, bố mẹ cần đưa ra lời khuyên để con có thể giải thích rõ ràng bằng ngôn ngữ phù hợp. Đồng thời, hãy giúp con lên kế hoạch cũng như nhấn mạnh những gì con cần làm.
>> Xem thêm: Cách Dạy Con Của Người Nhật Khi Bị Bạn Đánh
Khuyến khích trẻ làm lành với bạn
Sau cuộc mâu thuẫn, xung đột thường sẽ thể hiện lên sự thiệt hại và tổn thương. Đặc biệt về mặt cảm xúc. Một cuộc tranh cãi không có nghĩa sẽ chấm dứt tình cảm bạn bè. Bố mẹ cần giúp trẻ hiểu rằng, nguyên nhân của việc xung đột là do các bé không thấu hiểu được mong muốn của nhau. Các con có thể làm hòa khi đã hiểu rõ được nhu cầu của nhau.

Trong trường hợp các bé luôn dành thời gian để tranh cãi thay vì dành thời gian để nói chuyện và chơi xùng nhau, bố mẹ cần khuyến khích con xem xét lại tình bạn đó. Bởi khi mối quan hệ có sự bực bội nhiều hơn niềm vui thì nó khó kéo dài.
Dạy trẻ kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra xung đột với bạn bè là một yếu rố không thể thiếu với mỗi đứa bé trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Hãy trang bị cho con nhiều kỹ năng nhất có thể. Từ đó chúng có thể bước ra ngoài đời dễ dàng hơn rất nhiều.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi