Dạy Trẻ Kỹ Năng Bày Tỏ Cảm Xúc Của Mình

Các nhà tâm lý học cho biết rằng, bày tỏ xuy nghĩ và cảm xúc ở trẻ nhỏ là một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Những cảm xúc đó có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng nhận thức và hình thành những hành động sau này của trẻ. Vì thế, bố mẹ cần dạy trẻ kỹ năng bày tỏ cảm xúc để kịp thời điều chỉnh suy nghĩ của con. Theo dõi bài viết dưới đây để biết một số cách giúp trẻ có thể bộc lộ cảm xúc lẫn suy nghĩ của bản thân mình.

kỹ năng bày tỏ cảm xúc
Dạy Trẻ Kỹ Năng Bày Tỏ Cảm Xúc Của Mình

1. Bố mẹ làm tấm gương cho con bằng cách bộc lộ chính cảm xúc của mình

Trẻ nhỏ thường có xu hướng bắt chước và làm theo những hành động và lời nói của người lớn. Vì vậy, bố mẹ sẽ là tấm gương tốt để trẻ học cách bày tỏ cảm xúc của mình. Hãy dạy cho con biết những cung bậc cảm xúc thông qua các câu nói hằng ngày. Chẳng hạn như “mệt mỏi”, “cảm thấy tức giận khi phải dọn nhà một mình”,…

Đó chính là cách giúp bố mẹ khuyến khích con thể hiện được cảm xúc cũng như nói lên suy nghĩ của bản thân mình.

>> Xem thêm: Phương Pháp Phát Triển Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Tuổi Mầm Non

2. Lắng nghe những tâm sự của con nhiều hơn

Trẻ nhỏ có thể bị áp lực từ nhiều phía nếu không biết cách để bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Đặc biệt là từ nhà trường hoặc gia đình. Vì thế, bố mẹ nên lắng nghe những câu chuyện, những lời tâm sự và chia sẻ của trẻ mỗi ngày. Đó là cách để phụ huynh hiểu hơn về những mong muốn và suy nghĩ của con. Khi được bố mẹ lắng nghe, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy hào hứng. Chính vì thế, tất cả những cá tính riêng đều được bày tỏ ra bên ngoài.

3. Không cấm trẻ bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc

Bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc chính là cách để trẻ phản ứng lại các vấn đề xung quanh cuộc sống. Vì thế, bố mẹ không nên cấm con thể hiện các cảm xúc của mình. Chẳng hạn như giận hờn, tức giận và khó chịu trước một sự vật, sự việc nào đó. Đó chính là ngôn ngữ giao tiếp của trẻ trước những gì mà trẻ không cảm thấy hài lòng.

kỹ năng bày tỏ cảm xúc
Không nên cấm trẻ nhỏ bộc lọ cảm xú của chính mình, kể cả khi con khóc

4. Điều chỉnh cảm xúc của trẻ

Khuyến khích trẻ thoải mái bày tỏ cảm xúc không có nghĩa là cho con bộc lộ một cách thoái quá trước một điều gì đó. Bố mẹ cũng nên giải thích và hướng dẫn trẻ cách giải quyết những phản ứng tiêu cực của trẻ bằng cách hợp lý nhất. Điều chính cảm xúc chính là phương pháp giáo dục trẻ nhận thức về những vấn đề xung quanh con.

5. Thay thế cách bộc lộ sự tức giận, khó chịu

Khi cảm thấy tức giận, khó chịu, đặc biệt trẻ ở độ tuổi thanh – thiếu niên, phụ huynh có thể gợi ý cho con cách trút bỏ cảm xúc đó thông qua một số hoạt động lành mạnh và vui vẻ. Chẳng hạn như một số môn thể thao, chạy nhảy, bơi lội,… Các hoạt động này sẽ giúp cơ thể và tâm lý của con người giảm bớt đi những áp lực và sự giận dữ trong cuộc sống.

6. Tiếp cận trẻ

Tiếp cận những suy nghĩ hay sẵn sàng lắng nghe những yêu cầu của trẻ cũng là cách để trẻ bộc bộ cảm xúc của bản thân. Hãy liên tục và thường xuyên trò chuyện, và đặc biệt ghi nhớ những gì mà trẻ mong muốn từ bố mẹ.

>> Xem thêm: Đặc Điểm Tâm Lý Lứa Tuổi Tiểu Học Và Lưu Ý Giúp Mẹ Dạy Trẻ

Kết luận

Kỹ năng bày tỏ cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm lý của mỗi con người. Đặc biệt là trẻ nhỏ. Có thể bộc lộ ra những suy nghĩ, tính cảm và cảm xúc sẽ giúp trẻ cảm thấy nhẹ lòng hơn, giảm áp lực trong cuộc sống. Việc thể hiện cảm xúc cũng là một cách để trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó, bộc lộ cảm xúc còn giúp trẻ thể tự điều chỉnh được hành vi của mình với sự hướng dẫn và giáo dục của người lớn. Đây được xem là một hình thức giáo dục rất hay. Do đó, trẻ có thể tự hoàn thiện nhân cách của chính mình thông qua các mối quan hệ với môi trường bàng đa dạng các hoạt động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *