Dạy Con Kỹ Năng Phòng Tránh Những Nguy Hiểm

Bên ngoài môi trường gia đình luôn đầy rẫy những mối nguy hiểm rình rập nguy hiểm. Cha mẹ không thể lúc nào cũng ở cạnh con, chăm sóc, bảo vệ cho con. Nên cách tốt nhất là dạy cho con cách tự bảo vệ chính bản thân mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra cách dạy cho con kỹ năng phòng tránh những nguy hiểm, mời các mẹ cùng đọc và tìm hiểu!

1. Không cho ai được chạm vào vùng kín

Ngoại trừ cha mẹ hoặc một số tình huống như bác sỹ, ý tá thăm khám sức khỏe có sự giám hộ của người thân. Còn lại không ai được phép tùy tiện xem hay chạm vào cơ thể con mà không có lý do rõ ràng, đặc biệt là những vùng nhạy cảm.

Cha mẹ hãy dạy con những kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị người lạ xâm phạm cơ thể như la lớn. Chạy ngay đến chỗ đông người và phải tin tưởng kể lại cho bố mẹ hoặc những người ở gần đó nghe để bảo vệ con.

Dạy con những kỹ năng tự vệ cơ bản phòng tránh những nguy hiểm tiềm ẩn
Dạy con những kỹ năng tự vệ cơ bản phòng tránh những nguy hiểm tiềm ẩn

 2. Ứng phó với người lạ

Bên cạnh việc dạy con cách ứng xử với người lớn lịch sự, lễ phép,cha mẹ cũng đừng quên việc dạy cho con. Cách ứng phó với người lạ và luôn biết giữ khoảng cách an toàn. Giúp con hiểu và nhận thức được những tình huống khi gặp người lạ và có cách ứng xử phù hợp là kỹ năng bảo vệ bản thân vô cùng quan trọng đối với con

Ngoài đưa ra ví dụ cụ thể về người tốt và người xấu thông qua phương tiện hay môi trường xung quanh. Cha mẹ có thể thông qua những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Thậm chí ba mẹ có thể nhập vai vào những tình huống khác nhau để dạy cho con cách ứng phó.

Hãy dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân mình bằng cách không được nghe và làm theo những lời dụ dỗ của bất kì người lạ nào. Cũng không được di theo họ dù ở họ có dụ dỗ như thế nào

3. Kỹ năng ứng xử khi bị lạc

Ở độ tuổi mầm non, trẻ bắt đầu hiếu động, thích chạy nhảy khám phá thế giới xung quanh. Vì thế, ứng xử như thế nào khi bị lạc cũng là một trong những kỹ năng bảo vệ bản thân quan trọng cho trẻ mầm non

Hãy dạy con biết rằng, khi bị lạc, con không cần chạy khắp nơi tìm cha mẹ. Con chỉ cần đứng yên một chỗ chờ bố mẹ, người thân đến đón. Con có thể nhờ người lớn gọi điện thoại cho bố mẹ. Để an toàn hơn, con có thể tìm sự giúp đỡ của những người mặc đồng phục. Như bảo vệ, nhân viên an ninh, công an,…

 4. Quy tắc 5 ngón tay

Quy tắc 5 ngón tay giúp trẻ tự xác định 5 nhóm người mà trẻ sẽ gặp hàng ngày. Từ đó hãy dạy các con các kỹ năng tự bảo vệ tương ứng với từng nhóm người

  • Ngón cái : Tượng trưng cho các thành viên trong gia đình. Bé có thể ôm hôn hay đồng ý cho những người này được ôm hôn, bộc lộ tình yêu thương. Đây là nhóm người duy nhất được chạm vào người bé khi tắm rửa.

  • Ngón trỏ : Thầy cô, bạn bè trên trường lớp, họ hàng của gia đình. Đối với nhóm người này, trẻ có thể nắm tay, khoác vai hay cùng chơi đùa. Nếu những người này chạm vào những vùng kín của bé, bé phải hét thật to và gọi bố mẹ.

  • Ngón giữa : Nhóm người quen biết những không thường xuyên gặp ( như bạn bè của cha mẹ, hàng xóm,..). Trẻ chỉ nên dừng lại ở việc chào hỏi, cười và bắt tay.

  • Ngón áp út : Nhóm những người quen của gia đình mà bé chỉ mới gặp lần đầu tiên. Với nhóm người này, bé chỉ dừng lại ở việc vẫy tay chào.

  • Ngón út : Người hoàn toàn xa lạ hoặc có cử chỉ quá thân mật làm bé sợ. Bé hãy xua tay, hoặc bỏ chạy, hét thật to để nhờ người xung quanh giúp đỡ

5. An toàn khi tham gia giao thông

Dạy con về những biển báo, tín hiệu giao thông, đi đúng lề đường bên phải để phòng tránh những nguy hiểm
Dạy con về những biển báo, tín hiệu giao thôn để phòng tránh những nguy hiểm

Khi đưa trẻ đến trường cha mẹ có thể chỉ dạy con về những biển báo, tín hiệu giao thông. Hãy hướng dẫn và cùng con thực hành đi bộ trên vỉa hè, luôn đi bên phải.. Đây cũng là những kỹ năng bảo vệ bản thân quan trọng cho trẻ mầm non khi tham gia giao thông.

Trên đây là những kĩ năng cơ bản và dễ nhớ để mẹ giúp bé phòng tránh những tác nhân gây nguy hiểm tới con nhỏ. Chúc các bé luôn bình an và phát triển vượt bậc từ sự quan tâm dạy dỗ của mẹ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *