Dạy con kĩ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc làm rất có ích. Bất kể bố mẹ nào cũng cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Có như thế thì mới đảm bảo an toàn cho con. Vậy làm sao để hướng dẫn để con có được kỹ năng này? Theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm để có thể dạy con biết cách phòng tránh.
Hành vi xâm hại trẻ em là gì?
Bất kì một hành động nào có chủ ý gây nguy lại hay làm tổn thương đến trẻ đều là hành vi xâm hại trẻ em. Có 4 hình thức xâm hại trẻ em, đó là:
-
Xâm hại tình dục
-
Xâm hại thể chất
-
Xâm hại tinh thần
-
Xâm hại xao nhãng
Hướng dẫn con kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em
Dạy con về các bộ phận trên cơ thể
Nhiều đứa trẻ bị xâm hại và không nhận biết được mức độ nghiêm trọng của nó. Do bé đang còn quá nhỏ và ngây thơ, chưa biết được nhiều kiến thức về cơ thể của chính mình. Vì thế, việc đầu tiên mà bố mẹ cần làm để con có thể phòng chống bị xâm hại là dạy con về các bộ phận trên cơ thể.
Đặc biệt là vùng kín của bé. Phụ huynh nên bắt đầu tâm sự và trò chuyện với con càng sớm các tốt. Độ tuổi thích hợp nhất của bé để bố mẹ có thể chia sẽ về vấn đề này là 3 tuổi trở lên.
Với những đứa trẻ con nhỏ, bố mẹ chỉ nên dạy trẻ những điều cơ bản nhất. Tránh giải thích quá chi tiết va kỹ càng. Khi con đã lớn hơn, bố mẹ có thể nói sâu hơn về khu vực vùng kín.
Đồng thời hướng dẫn cho con bảo vệ khu vực này và cách vệ sinh cá nhân. Đặc biệt, bố mẹ cần căn dặn con rằng, không được phép đụng chạm hay nhìn vào bộ phận này. Ngoại trừ khi bố mẹ tắm cho con hay bác sĩ khám bệnh có sự góp mặt của bố mẹ…
Dạy con về ranh giới cá nhân
Bố mẹ nên dạy cho con biết về ranh giới cá nhân và khu vực nhạy cảm trên cơ thể. Đặc biệt hơn cả là:
-
Thứ nhất: Không một ai được phép đụng chạm vào vùng kín của con.
-
Thứ hai: Con cũng không được phép đụng chạm hay nhìn vào khu vực nhạy cảm của người khác.
Cả 2 điều trên đều quan trọng như nhau. Tuy nhiên vẫn có nhiều bố mẹ chỉ dạy cho con cách bảo vệ bản thân và không dạy con tôn trọng cơ thể người khác. Phần lớn những vụ xâm hại trẻ em, người thực hiện không phải xa lạ gì, lại chính là những người bạn gần gũi của con, Vì thế, khi dạy con về ranh giới cá nhân, hãy dạy con cả 2 điều trên.
Khuyến khích con chia sẻ về hoạt động hằng ngày của chúng
Trẻ nhỏ còn rất ngây thơ và ít cảnh giác. Vì thế không phải đứa trẻ nào cũng có thể nhận thức được đâu là tình huống nguy hiểm. Việc kể với con về hàng loạt ví dụ xâm hại để dạy và đe dọa con chỉ khiến chúng cảm thấy khó hiểu và sợ hãi thêm.
Thay vào đó, bố mẹ có thể gần gũi và trò chuyện nhẹ nhàng với con. Đặc biệt là thường xuyên nghe con kể về các hoạt động va những vấn đề bé gặp phải trong ngày. Dần dần, con sẽ hình thành niềm tin ở bố mẹ hơn. Do đó, các bé sẽ thoải mái tâm sự về bất kì vấn đề nào gặp phải trong cuộc sống.
Con phải làm gì khi gặp tình huống nguy hiểm?
Trẻ nhỏ thường dễ bị dọa nạt bởi chúng thường có tâm lý non yếu và ngại từ chối. Vì thế con dần trở thành đối tượng để những kẻ xấu lợi dụng và thực hiện các hành vi xâm hại.
Do đó, bố mẹ nên giúp con có cách phản ứng và giao tiếp phù hợp nhất để có thể thoát khỏi tình huống nguy hiểm một cách dễ dàng. Bố mẹ có thể đưa ra một vài tình huống giả định và hỏi xem cách phản ứng của con là gì. Sau đó hãy hướng dẫn cho con cách xử lý tốt nhất và phù hợp nhất.
Khuyến khích con không nên giữ bí mật với bố mẹ khi bị người khác đe dọa
Những kẻ xấu khi xâm hại trẻ em thường sẽ đe dọa với nhiều lí do. Vì thế các bé sẽ cảm thấy ko sợ, luôn giữ im lặng và không dám kể với ai. Mặc dù trẻ biết rõ ai là người đã xâm phạm mình. Vì thế, bố mẹ hãy thường xuyên tâm sự với con và hỏi thăm con về các hoạt động hằng ngày. Việc này giúp tạo niềm tin vững vàng ở cho con.
Đồng thời, hãy nhắn nhủ với con không nên giấu bố mẹ bất kì chuyện gì. Và cũng sẽ không quát mắng hay trừng phạt con vì những gì con đã gặp phải. Đặc biệt, hãy khẳng định với con rằng, bố mẹ có thể bảo vệ con nếu con bị người khác xâm hại. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần phải để ý và quan sát hành động, hành vi cũng như trạng thái, tâm lý của con.
Được bảo vệ khỏi mọi tình huống nguy hiểm và những kẻ xấu là quyền của mỗi đứa bé. Hy vọng phụ huynh sẽ luôn đề cao cảnh giác và luôn có trách nhiệm giáo dục bé các ký năng phòng chống bị xâm hại để con có thể tự bảo vệ mình khỏi vấn nạn này.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi