Con mình có vẻ thấp hơn, nhỏ hơn hơn so với các đứa trẻ cùng độ tuổi khác. Điều này cũng không có gì bất thường hay quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ có tốc độ phát triển chậm hơn rất nhiều so với các bé đồng trang lứa. Kể cả từ chiều cao, cân nặng cho đến trí tuệ. Thì lúc này bố mẹ cần nghiêm túc tìm hiểu các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường. Và nên đưa con đi tham khám để có thể điều trị kịp thời!
Thế nào là trẻ phát triển không bình thường?
Trẻ phát triển không bình thường là một cụm từ khá rộng. Nó được sử dụng để mô tả những nguyên nhân và các ảnh hưởng của những điều kiện có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển không bình thường theo lứa tuổi và thời gian. Đặc biệt là từ lúc trẻ sinh ra cho đến khi quá trình dậy thì kết thúc.
Phần lớn các bé có cơ thể thấp bé đều có bố hoặc mẹ thấp hơn trung bình của một người trưởng thành. Còn với các trường hợp có vấn đề về bệnh lý thì chỉ có một số ít.
Dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường có thể được thể hiện rõ nét ngay từ lúc mới sinh. Tùy vào từng trường hợp khác nhau. Có thể là trẻ sinh thiếu tháng hay đủ tháng, nhẹ cân hay đủ cân… Bên cạnh đó, các dấu hiệu này đôi khi còn được nhận định thông qua số đo chiều cao và cân nặng của trẻ.
Tuy nhiên, khi trẻ phát triển không bình thường mà không được phát hiện sớm, dẫn đến việc bé không được quan tâm và chăm sóc đúng mức. Trẻ sẽ ngày càng kém tăng trưởng, chế độ dinh dưỡng cũng không được cải thiện. Và lâu về dài, hậu quả sẽ càng khó khắc phục.
Dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
Các mốc tăng trưởng được xem là bình thường mà bé cần phải đặt được từ lúc mới sinh cho đến khi trưởng thành như sau:
-
Từ 0 – 12 tháng tuổi: Trẻ sẽ cao thêm khoảng 25cm. Nặng gấp 3 lần lúc mới sinh. Sự phát triển giai đoạn này thường chủ yếu dựa vào chế độ dinh dưỡng của bé.
-
Từ 1 – 2 tuổi: Giai đoạn này trẻ sẽ cao thêm khoảng 13cm. Khi bé được 1 tuổi trở đi, các yếu tố nội tiết sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các bé.
-
Từ 2 – 3 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ sẽ cao thêm khoảng 9cm. Bên cạnh đó, trẻ cũng dần hoàn thiện kỹ năng vận động và nhận thức được thế giới xung quanh mình.
-
Từ 3 tuổi đến khi dậy thì: Mỗi năm trẻ sẽ cao thêm khoảng 5cm. Tuy nhiên sự tăng trưởng sẽ có sự khác biệt giữ bé trai và bé gái. Dẫn đến sự chênh lệch về chiều cao trung bình giữa 2 giới tính là 12 – 13 tuổi.
Vì thế, cách nhận biết dậu hiệu bé phát triển không bình thường là khi chúng phát triển chậm hơn 5cm mỗi năm sau khi tròn 2 tuổi. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác để có thể nghi ngờ trẻ chậm phát triển là:
-
Các kỹ năng thể chất chậm phát triển. Chẳng hạn như lật, lăn, ngồi, đi, đứng, chạy nhảy…
-
Chậm nói và kỹ năng giao tiếp hạn chế.
-
Kỹ năng xã hội và tinh thần của bé chậm hình thành và phát triển.
-
Chậm phát triển các đặc điểm giới tính thứ cấp khi bước vào tuổi vị thành niên.
Các nguyên nhân dẫn đến xuất hiện dấu hiệu phát triển không bình thường ở trẻ
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các vấn đề tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ còn có thể do một vài yếu tố khác gây nên. Bao gồm cả yếu tố di truyền, rối loạn nội tiết, hội chứng kém hâp thu và bệnh toàn thân.
Một số nguyên nhân của các vấn đề phát triển và tăng trưởng thường gặp ở bé là:
-
Chậm dậy thì
-
Trẻ suy dinh dưỡng
-
Mắc bệnh nội tiết như đái tháo đường
-
Mắc các hội chứng rối loạn di truyền. Điển hình như hội chứng Down, hội chứng Cushing, hội chứng Noonan…
-
Bất thường về xương khớp
Kết luận
Việc nhận biết được sớm các dấu hiệu phát triển không bình thường ở bé chính là một cơ hội để trẻ được can thiệp cũng như điều trị sớm nhất có thể. Đặc biệt là một số các bệnh lý có ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng, phát triển của con. Chỉ khi phát hiện và điều trị kịp thời thì trẻ mới có thể khôi phục lại tốc độ tăng trưởng bình thường và đạt được tầm vóc như các đứa trẻ đồng trang lứa.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi