Dấu Hiệu Khủng Hoảng Tuổi Dậy Thì Ở Trẻ Và Cách Giải Quyết

Tuổi mới lớn là giai đoạn mà trẻ phải trải qua nhiều sự thay đổi về mặt tâm lý. Đặc biệt là khủng hoảng tuổi dậy thì ở trẻ. Có những điều không đáng lo, những cũng có những biểu hiện trầm trọng mà phụ huynh nhất định không thể bỏ qua. Để biết thêm về những dấu hiệu tâm lý của trẻ ở độ tuổi dậy thì, bố mẹ có thể tham khảo nội dung của bài viết dưới đây.

Khủng hoảng tuổi dậy thì ở trẻ
Dấu hiệu khủng hoảng tuổi dậy thì ở trẻ

Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì ở trẻ

1. Trẻ trở nên buồn bã hơn thường lệ

Nhiều trẻ có những triệu chứng như cáu kỉnh, buồn bã gần như cả ngày. Và thường sẽ xảy ra ở hầu hết các ngày trong tuần. Thậm chí có thể kéo dài trong vòng ít nhất là 2 tuần.

Một đứa đứa bé khác lại tỏ ra thiếu năng lượng, buồn nản. Chỉ cần một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến chúng khó chịu, xó xun hướng nổi xung và không thể thư giãn hay thoải mái.

>> Xem thêm: Hội Chứng Tâm Lý Tuổi Dậy Thì Ở Trẻ

2. Trẻ dường như đã không còn hứng thú với những gì con thường thích làm trước đây

Trước đây con rất hứng thú với việc chơi bóng đá hay guitar, nhảy múa… Nhưng những thứ con đã từng hăng say, bây giờ con lại không muốn nữa. Bên cạnh đó, con cũng có biểu hiện xa lánh tất cả mọi người. Không còn muốn đi chơi cùng với bạn bè hay gia đình. Thậm chí là cả những người mà các bé đã từng rất vui vẻ và thích thú khi chơi cùng.

3. Trẻ có xu hướng mất tập trung, hay cãi vã

Tâm trạng không tốt ảnh hưởng đến tâm lý một cách lâu dài và trầm trọng đến cuộ sống của trẻ theo nhiều cách. Con thường xuyên mất tập trung, không chú ý dù đó là vấn đề gì. Bên cạnh đó con thường xuyên gây hấn với mọi người, chỉ cần một chuyện gì nhỏ cũng có thể xảy ra cãi vã và khủng hoảng trong nhiều mối quan hệ khác nhau.

Khủng hoảng tuổi dậy thì ở trẻ
Trẻ có xu hướng luôn mất tập trung, hay cãi vã

4. Trẻ suy nghĩ về việc làm hại bản thân

Trẻ sẽ thường cảm thấy tuyệt vọng với chính bản thân của mình. Luôn không hài lòng với chính bản thân cho dù không hề có lý do chính đáng.

Đây là một cảnh báo vô cùng nghiêm trọng tới các bậc phụ huynh. Nếu con có suy nghĩ về việc làm hại bản thân, bố mẹ cần phải đưa con đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần ngay. Nếu để một thời gian quá dài có thể sẽ biến những suy nghĩ của trẻ thành hành động.

5. Thói quen ăn ngủ của con thay đổi đột ngột

Trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý sẽ không cảm thấy đói. Con có thể không bị sụt cân, tuy nhiên, cảm giác chán ăn lại được biểu hiện một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể khó ngủ hơn. Nhưng cũng có lúc lại ngủ rất nhiều. Tuy nhiên, lúc nào trẻ cũng ở trong tình trạng rất mệt mỏi và thiếu năng lượng, sức lực.

Phụ huynh nên làm gì khi con khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì?

1. Nói chuyện cùng con

Việc tạo cho con một môi trường thân thiện cởi mở là điều bố mẹ nhất định phải làm. Nhất là lúc con xuất hiện những biểu hiện bất thường. Vì thế, bố mẹ cần dành thời gian để nói chuyện, chia sẻ cùng con một cách liên tục. Từ đó mới có thể hiểu con hơn và dễ dàng đưa ra phương hướng giải quyết nếu cần thiết.

2. Lắng nghe con

Đây không phải là lúc trẻ muốn nghe những lời phán xét, trách mắng hay quy tội về vấn đề gì đó. Lúc này, điều bố mẹ cần làm đó chính là lắng nghe con. Những lời tâm sự mà con thể hiện ra sẽ là gợi ý để bố mẹ tìm ra những giải pháp có thể giúp con vượt qua được giai đoạn khuảng hoảng tâm lý này.

Khủng hoảng tuổi dậy thì ở trẻ
Lắng nghe con là việc bố mẹ cần làm lúc này thay vì những lời phán xét, chỉ trích

3. Gợi ý phương pháp

Bố mẹ có thể đưa ra từng phương pháp để giúp con bình tĩnh hơn. Đó phải là những lời nói nhẹ nhàng, không nặng nề. Đặc biệt, những câu nói có chủ ngữ là bố/mẹ sẽ khiến con cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Trẻ sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của bố mẹ đanh cho mình.

>> Xem thêm: Cách Trị Rạn Da Tuổi Dậy Thì Nếu Mẹ Bỏ Qua Con Sẽ Thiệt

4. Đưa con đến gặp chuyên gia hay bác sĩ tâm lý nếu cần

Khi con có ý định tự làm hại bản thân hay thực hiện hành vi nguy cơ, bố mẹ cần phải đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu con từ chối, hãy cố gắng giải thích cho con. Hãy nói với bé rằng, chỉ có bác sĩ mới có đủ kiến thức và khả năng để có thể giúp con trong tình huống này.

Hi vọng rằng bài viết trên đã phần nào giúp bố mẹ nhận thấy được những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thất thường của con ở độ tuổi dậy thì. Hãy luôn quan tâm và chăm sóc con để phát hiện kịp thời những biểu hiện gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *