Tâm lý trẻ 1 tuổi liệu có những khác biệt nào so với độ tuổi trước đó hay không? Và các bậc làm cha mẹ cần phải làm gì và áp dụng các phương pháp gì để có thể thấu hiểu và nắm bắt tâm lý của bé một cách dễ dàng hơn? Cùng Con Khôn Lớn sẽ cùng bạn chia sẻ với bài viết dưới đây, để chúng ta cùng tìm hiểu những đặc trưng phát triển của trẻ trong giai đoạn tuổi này, nhằm có hướng giáo dục phù hợp nhé!

>>Xem thêm: Chứng Sợ Đám Đông Ở Trẻ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Đặc điểm tâm lý trẻ 1 tuổi qua hành vi của bé
Bé 1 tuổi rất tò mò, có nguồn năng lượng như vô tận để khám phá sự việc chung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình khám phá của mình, bé sẽ thường xuyên “dò hỏi” thái độ của mẹ. Con sẽ lên tiếng đòi cho bằng được, thậm chí có thể la hét và khóc.
Con có thể chơi cùng bạn các trò chơi thú vị, một số bé còn có thể giải đố. Những câu đố đơn giản của bạn bé có thể nhớ và sao chép các sự kiện. Hoặc con nhớ được vị trí cất đồ chơi yêu thích của mình, khi thích con có thể tự bò đến để chơi.
Trẻ 1 tuổi phần lớn đều thích khám phá các ngóc ngách, thích bò khắp nhà, tự vịn đứng thậm chí là đi vài bước một cách tự lập. Con cũng bắt đầu thích tự ăn và không muốn bị can thiệp.
Bé có thể hiểu một số câu mệnh lệnh hay yêu cầu đơn giản của bạn nhưng con cũng bắt đầu thể hiện rõ sự “ương bướng”, “phản ứng” các câu mệnh lệnh yêu cầu đó. Đây không chỉ là phản ứng, bản tính của các bé 1 tuổi rất tò mò, thích khám phá.
Tương tác xã hội và cảm xúc trong tâm lý trẻ 1 tuổi
Con rất thích những cái ôm và có thể thay đổi cảm xúc nhanh chóng. Đặc biệt hơn, con thể hiện thái độ “ghen tị” rất rõ ràng, nếu bạn ôm một bé khác, bé sẽ phản ứng quyết liệt, thậm chí là khóc lóc.
Quan sát các trẻ 1 tuổi, mẹ sẽ thấy khá rõ việc con tỏ ra nhút nhát nhất là phản ứng rõ ràng. Thái độ lo lắng khi gặp hay tiếp xúc với người lạ con sẽ từ chối và nhìn đăm đăm vì cảm thấy lạ lẫm.
Bé ở độ tuổi lên 1 bắt chước rất giỏi, chỉ cần khi nói chuyện, bạn chỉ cho trẻ một thao tác nào đó, bé sẽ bắt chước ngay và nhớ sau đó. Các bé cũng bắt đầu “nói chuyện” nhiều hơn, thể hiện phản ứng của mình trước các sự việc tác động bằng âm thanh của mình.
Trẻ cũng bắt đầu thích chơi cùng bạn ở xung quanh, mặc dù lúc này con chưa biết tương tác với bạn. Có thể nói rằng, tương tác xã hội của các bé 1 tuổi rất đáng chú ý với các điểm nhấn rất nổi trội là. Con sẽ trò chuyện bất kể lúc nào con thích và thể hiện bằng ngôn ngữ của bản thân.
Những bất thường trong phát triển tâm lý trẻ 1 tuổi cần can thiệp
>>Xem thêm: Lợi Ích Của Việc Dạy Bé Lớp 1 Học Toán Đúng Cách
Có thể có một số dấu hiệu bất thường đáng chú ý liên quan đến phát triển tâm lý trẻ 1 tuổi, bạn cần phát hiện để tìm hiểu, xác định nguyên nhân và can thiệp nếu cần thiết, cụ thể như:
-
Trẻ không tỏ bất kỳ lo lắng nào khi bạn rời đi, hoặc bạn đi đâu đó một lúc lâu mới quay trở lại với trẻ mà con không có bất cứ phản ứng nào.
-
Ở bên người quen thuộc hay người lạ, con đều không có phản ứng hoặc phản ứng yếu ớt, không rõ rệt.
-
Con không có biểu hiện muốn được ôm ấp, theo bạn hoặc theo bố hay theo bà là những người rất gần gũi thường xuyên chăm sóc ôm ấp mình.

Mẹ hiểu tâm lý con để khuyến khích bé phát triển tương tác
Nếu bạn quan sát bé, bạn sẽ phát hiện ra, mỗi ngày hay mỗi tuần, bé đều có những cái mới, tiến bộ mới, phát triển và thay đổi rất nhanh, thể hiện rõ ràng qua hành vi và cảm xúc của mình. Việc mẹ có thể làm để giúp trẻ phát triển ổn định đó là:
-
Thường xuyên đưa ra cho con các câu đố về sự vật hay sự việc, yêu cầu con tìm một số đồ vật đơn giản, dạy con một số bộ phận trên cơ thể, cũng như gọi tên các đồ vật đơn giản dễ nhớ để bé thực hành.
-
Cho con ra ngoài chơi, đến các công viên, đi xe bus, đi siêu thị,… Đây cũng là cách hay để bạn khuyến khích sự tò mò khám phá của trẻ.
-
Bạn đừng lo lắng và không tạo áp lực cho con cũng như chính bản thân. Điều bạn cần làm là hiểu con để có cách phù hợp nhất, giúp con phát triển tốt nhất trong giai đoạn của mình.
Trên đây là những chia sẻ về tâm lí trẻ 1 tuổi. Mẹ hãy tìm hiểu sâu hơn để có cách dạy con hợp lý nhất. Nếu các mẹ có bất kì điều gì thắc mắc hay các vấn đề cần chia sẻ giải đáp. Hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi