Tâm lý trẻ em tiểu học trải qua rất nhiều sự thay đổi. Không chỉ về thể chất mà còn cả về cách suy nghĩ, nhận thức và các mối quan hệ xã hội. Đây là một trong những vấn đề mà nhiều bố mẹ khó có thể nắm bắt cũng như thấu hiểu con. Để hiểu hơn về tâm lý trẻ trong độ tuổi 6 – 11, bố mẹ có thể theo dõi bài viết dưới đây.

Sự phát triển về nhận thức trong tâm lý trẻ em tiểu học
Phát triển tri giác
Sự phát triển tri giác của học sinh tiểu học thường mang tính tổng thể. Không ổn định và ít đi sâu vào chi tiết. Tri giác ở tâm lý trẻ tiểu học thường sẽ bắt đầu với các hành động trực quan. Đến giai đoạn cuối tiểu học, tri giác sẽ mang tính xúc cảm. Các bé thích quan sát các sự vật, hiện tượng nhiều hơn. Đặc biệt là những thứ có màu sắc hấp dẫn và sặc sỡ. Và lúc này, tri giác của trẻ đã mang tính có mục đích, có phương hướng rõ ràng hơn.
Chính vì thế, các bé sẽ làm việc chủ động, biết sắp xếp và lập kế hoạch của việc học hành và việc nhà. Bố mẹ và thầy cô có thể dừa vào sự phát triển tri giác của bé để có thể thu hút trẻ tham gia nhiều hoạt động sôi nổi hơn. Chính các hoạt động đó sẽ giúp kích thích trẻ cảm nhận một cách tích cực và chính xác hơn.
>> Xem thêm: Cách Dạy Trẻ Lớp 1 Tiếp Thu Nhanh Cha Mẹ Cần Biết
Phát triển nhận thức lý tính
Trong giai đoạn phát triển tâm lý của lứa tuổi tiểu học, các bé chủ yếu sẽ tư duy trực quan hành động. Và đặc biệt, nó mang đậm màu sắc của cảm xúc. Trẻ từ lớp 1 đến lớp 5 có khả năng khái quát hóa tiến bộ. Trong đó, các bé lớp 4 và 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận.
Chính vì sự phát triển của não bộ nên trí tưởng tượng của trẻ cũng được phát triển phong phú hơn. Có thể hình ảnh tưởng tượng của trẻ lớp 1 đang còn đơn giản, chưa được bền vững và dễ dàng thay đổi. Nhưng thời điểm cuối tiểu học, khả năng tưởng tượng của trẻ đã bắt đầu hoàn thiện hơn.

Phát triển ngôn ngữ
Khi chạm đến độ tuổi tiểu học, các bé bắt đầu thành thạo với các kỹ năng đọc và viết. Chính sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đã khiến chúng cho khả năng tự học, tự đọc và tự nhận thức về mọi thứ. Đồng thời cũng có thể tự khám phá bản thân qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ là yếu tố hết sức quan trọng trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm và cảm xúc của trẻ. Đồng thời, các bé cũng thể hiện được sự tưởng tượng của bình thông qua văn nói hoặc viết. Thông qua khả năng ngôn ngữ ở giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ, bố mẹ có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của con.
Sự chú ý trong tâm lý của lứa tuổi tiểu học
Sự chú ý trong giai đoạn này của trẻ chưa thể tập trung lâu dài. Vì thế, dễ dàng bị phân tán và thiếu tính bền vững. Lúc này, các bé chỉ có hứng thú và chú ý đến các hoạt động hấp dẫn, sinh động. Đặc biệt là có nhiều sự vận động và màu sắc phong phú.
Đến giai đoạn cuối tiêu học, các bé có khả năng điều chỉnh sự chú ý của chính mình. Do đó mà sự chú ý có chủ định dần được phát triển hơn. Trẻ bắt đầu biết nỗ lực và cố gắng trong các hoạt động cũng như học tập. Chẳng hạn như học thuộc công thức toán hay một bài hát, bài thơ…
Sự phát triển trí nhớ
Đa phần những đứa trẻ giai đoạn đầu tiểu học sẽ ghi nhớ một cách máy móc. Đến khi bước vào lớp 4 và 5, các bé bắt đầu ghi nhớ có ý nghĩ hơn. Đặc biệt, lượng trí nhớ của trẻ cũng được gia tăng. Đây cũng là giai đoạn tâm lý trẻ tiểu học mà việc ghi nhớ có chủ định đã được phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả ghi nhớ có chủ định còn phải phụ thuộc vào sự hứng thú, mức độ tập trung hay tính hấp dẫn và thu hút của sự vật…

Sự phát triển về tình cảm trong tâm lý trẻ em tiểu học
Tình cảm của các bé tiểu học mang tính cụ thể. Nó gắn liền với các hiện tượng và sự vật gần gũi với trẻ. Trong giai đoạn này, khả năng kiềm chế cảm xúc bản thân của trẻ đang còn khá non nớt. Vì thế chúng dẽ nổi giận và cũng dễ xúc động. Lúc dễ khóc, lúc cũng nhanh cười.
Các mối quan hệ bạn bè của trẻ cũng được mở rộng hơn. Các bé dễ dàng chia sẽ và chơi thân thiết với các bạn của mình. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ nổi giận với bạn bè xung quanh, thậm chí còn cãi vã, những cũng nhanh chóng làm lành lại với nhau.
Sự phát triển về tình cảm trong tâm lý của trẻ tiểu học luôn đi kèm với sự phát triển năng khiếu. Vì thế, bố mẹ cũng nên quan sát và tạo điều kiện, cơ hội để tài năng của trẻ được phát triển hơn.
>> Xem thêm: Các Giai Đoạn Phát Triển Tâm Lý Của Trẻ Từ 0 – 16 Tuổi
Kết luận
Tâm lý trẻ em tiểu học ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn. Vì thế các bé cũng học hỏi được nhiều điều thú vị và chững chạc hơn trước. Bố mẹ hãy chủ động quan sát và nắm bắt tâm lý của con để có định hướng chăm sóc cũng như dạy con dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi